Nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay dù thời hạn áp dụng quy định xác nhận trọng lượng container đã sát sườn. Ảnh: Thái Bình
Bị động nhiều bề
Theệpkêutrờivìquyđịnhcântoànbộket qua cup quoc gia viet namo ông Hoàng Sỹ Khánh, Giám đốc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Sonic: Suốt từ thời điểm có dự thảo Thông tư hướng dẫn đến nay khi quy định sắp được thực thi, doanh nghiệp không được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan về quy định cân toàn bộ container. Do vậy, doanh nghiệp vẫn đang loay hoay không biết phải làm thế nào cho chính xác.
“Ngày 1-7 đã đến rất gần. Mặc dù các cơ quan chức năng như Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), Cảng vụ Hải Phòng đã có những công văn hướng dẫn cho doanh nghiệp, song vẫn còn chung chung. Ví dụ, với một container hàng hóa đóng tại Hà Nội vận chuyển xuống cảng Hải Phòng, doanh nghiệp phải tiến hành cân như thế nào, cân ở đâu… để đảm bảo giấy xác nhận trọng lượng container không chỉ được cơ quan chức năng Việt Nam chấp nhận mà còn phải mang tính quốc tế. Doanh nghiệp rất muốn có một danh sách đầy đủ những trạm cân được phép cân đảm bảo tính pháp lý để yên tâm khi đem hàng đi cân”, ông Khánh nói.
Theo đại diện một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, điều mà doanh nghiệp băn khoăn còn là quy trình nộp giấy xác nhận sau khi cân toàn bộ container như thế nào. Hiện nay, trong hướng dẫn của cơ quan chức năng chưa nêu rõ doanh nghiệp sẽ nộp độc lập hay nộp cùng giấy tờ nào khác. Trong trường hợp nộp độc lập, doanh nghiệp sẽ phải cử thêm nhân sự phụ trách vấn đề này.
Đánh giá quy định đưa ra trong Công ước SOLAS mà Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới tham gia là hợp lý, không thể thay đổi, đa phần các doanh nghiệp liên quan chỉ băn khoăn vấn để nổi cộm là thời gian áp dụng gấp gáp mà doanh nghiệp vẫn còn chưa được hướng dẫn chi tiết, gây bị động, lúng túng. Do vậy, các doanh nghiệp mong muốn ngoài một số văn bản hướng dẫn đã có, cơ quan chức năng sẽ có thêm sự hỗ trợ tối đa, hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn, tránh tình trạng ách hàng tại cảng.
“Điều doanh nghiệp mong muốn lúc này còn là có một đầu mối thường trực tại các Cảng vụ để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết thắc mắc khi thực hiện quy định mới. Như vậy, khi doanh nghiệp vướng ở đâu mới có thể biết phải hỏi chỗ nào nhằm nhanh chóng giải quyết vấn đề”, ông Khánh nhấn mạnh.
Sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp
Trao đổi với phóng viên báo Hải quan, đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cho biết: Lẽ ra Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định mới đã được ban hành từ tháng Tư vừa qua. Tuy nhiên, do một số doanh nghiệp liên quan kiến nghị, đề xuất các vấn đề vướng mắc nên Bộ Giao thông vận tải cân nhắc, quyết định chưa ban hành Thông tư mà xem xét thêm để điều chỉnh cho thực sự phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Đến nay, thời điểm ban hành Thông tư vẫn chưa được xác định.
Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam có hai văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện quy định. Về bản chất, dù không có Thông tư thì các quy định này vẫn được thực hiện bình thường. Thông tư chỉ để luật hóa quy định, khiến mọi thứ chi tiết, rõ ràng hơn.
Liên quan tới thắc mắc của một bộ phận doanh nghiệp về việc không được thông tin về quy định mới khiến doanh nghiệp bị động, vị đại diện Cục Hàng hải Việt Nam khẳng định: Suốt từ đầu năm đến nay, Cục đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, lấy ý kiến doanh nghiệp về vấn đề thay đổi này ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Quy định chủ yếu tác động tới đối tượng là người gửi hàng. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp liên quan quá nhiều, Cục không thể mời hết toàn bộ mà chủ yếu thông qua đầu mối các doanh nghiệp có mối liên hệ trực tiếp với cảng, hãng tàu, hiệp hội…
“Cục Hàng hải Việt Nam cũng đưa đầy đủ thông tin liên quan lên website của Cục để doanh nghiệp tiện theo dõi. Trên thực tế, ngay ở thời điểm hiện tại, Cục cũng đang tiếp nhận và thường xuyên giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiêp liên quan theo nhiều hình thức khác nhau. Mới đây, Cục cũng tổ chức đợt tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp tại Quảng Ninh, Nha Trang… Tinh thần của Cục là sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp để việc áp dụng quy định được thuận lợi”, vị đại diện này khẳng định.
Trong “câu chuyện” triển khai quy định xác nhận khối lượng toàn bộ container kể trên, nhiều doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, sát sườn là điều dễ thấy. Sòng phẳng nhìn nhận, ngày 1-7 quy định đã áp dụng mà hai văn bản hướng dẫn được Cục Hàng hải Việt Nam lần lượt phát đi trong hai ngày 13-6 và 15-6 là có phần gấp gáp, khiến doanh nghiệp dễ rơi vào thế “trở tay không kịp”.
Tất cả những động thái này cho thấy, cơ quan quản lý Nhà nước dù đã có những cố gắng để làm “tròn vai”, song chưa đủ độ sát sao đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của doanh nghiệp. Đây là điều cần sớm khắc phục không chỉ riêng trong vấn đề cụ thể này mà cả nhiều vấn đề, lĩnh vực khác để đảm bảo tinh thần doanh nghiệp thực sự được hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển, nâng cao tính cạnh tranh.
Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã thông qua, phê chuẩn sửa đổi Quy định VI/2.4 đến VI/2.6 của Công ước Quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 (Công ước SOLAS) liên quan đến thông tin hàng hóa vận chuyển trên tàu. Quy định sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 1-7. Theo quy định mới, trừ các container chở trên xe kéo rơ mooc (chasis hoặc trailer) được vận chuyển trên tàu ro-ro hoạt động quốc tế ngắn, khối lượng của toàn bộ container chứa hàng được xếp lên tàu phải được xác nhận bởi người gửi hàng bằng cách cân toàn bộ khối lượng container và hàng hóa chứa bên trong hoặc cân từng lô hàng đóng trong container, cộng với khối lượng các thành phần khác bên trong container và cộng thêm khối lượng của vỏ container bằng thiết bị cân chứng nhận. |
|