【xem trực tiếp inter miami】Châu Âu và cuộc khủng hoảng niềm tin
Nhiều người dân tại Lục Địa già cảm thấy rằng “vị thế” trước đây không còn được duy trì trong một thế giới mới thiếu niềm tin,âuÂuvàcuộckhủnghoảngniềxem trực tiếp inter miami định hướng và sự thống nhất.
Các quốc gia như Hy Lạp và Ý đang chật vật với những hậu quả của khủng hoảng tài chính, suy thoái và thất nghiệp. Trong khi đó, hàng triệu các doanh nghiệp vừa và nhỏ là xương sống của những nền kinh tế tại Châu Âu đang đối mặt với khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng hoặc “mắc kẹt” trong các chính sách và quy định.
Từ các nhà đầu tư, học giả, chính trị gia và các doanh nhân đều đồng ý rằng điều mà Châu Âu cần chính là đầu tư, việc làm, đổi mới và một cơ chế tốt hơn để đối mặt với các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Và điều quan trọng chính là niềm tin có thể giành lại vị thế vốn có trước đây trong một trật tự thế giới mới.
Với nhiều vấn đề từ khủng hoảng nhập cư đến quan hệ với Nga, hiện Châu Âu đang có cơ hội để chứng tỏ với thế giới khả năng “xử lý” của mình.
Với quy mô kinh tế lên tới 15,5 nghìn tỷ USD năm 2015, Liên minh Châu Âu là một trong những thế lực kinh tế quyền lực nhất trên thế giới, vượt quy mô 10,3 nghìn tỷ USD của Trung Quốc, tuy nhiên, nhỏ hơn quy mô của 17,4 nghìn tỷ USD của Mỹ.
Châu Âu là quê hương của nhiều thương hiệu toàn cầu từ các thương hiệu xe hơi như Citroen của Pháp, Fiat của Ý và thương hiệu đang gặp rắc rối Volkswagen của Đức, đến các thương hiệu cao cấp đình đám khác như Nestle, Novartis và Astra-Zeneca, chứng tỏ rằng Châu Âu cũng có thể làm những việc vượt ngoài giới hạn.
Tuy vậy, CEO của những tập đoàn lớn nhất Châu Âu cho rằng thành công của Châu Âu phần lớn là nhờ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 90% tổng số doanh nghiệp là trụ cột của tăng trưởng kinh tế.
Theo số liệu của Ủy ban Liên minh, trên toàn Châu Âu trong năm 2013; 21,6 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính đã tạo ra việc làm cho 88,8 triệu người và tạo ra giá trị gia tăng 3,666 nghìn tỷ euro.
Điều gì đang cản trở Châu Âu?
Mặc dù cơ hội hiện hữu ở nhiều ngành kinh tế riêng lẻ, tình hình kinh tế vĩ mô của Châu Âu dường như thiếu sự ổn định và chắc chắn.
Nền kinh tế Châu Âu tổng thể đang phục hồi một cách chậm chạp. Số liệu mới nhất cho thấy GDP của khu vực đồng tiền chung Châu Âu với 19 quốc gia thành viên tăng 0,3% trong quý 2, GDP của Liên minh Châu Âu với 28 thành việc tăng trưởng 0,4% so với quý trước đó.
So với cùng kỳ năm trước, kinh tế của Liên minh Châu Âu tăng trưởng 1,6% trong quý 2, một mức khá khiêm tốn so với tốc độ 7% của Trung Quốc và 3,6% của Mỹ.
Điều đáng chú ý là tăng trưởng của các nước thành viên trong Liên minh Châu Âu đang phân hóa rõ rệt. Các nền kinh tế lớn như Đức, Pháp và Ý chỉ đạt con số tăng trưởng thấp, trong khi những câu chuyên tăng trưởng đầy bất ngờ đang diễn ra ở Cộng hòa Séc, Hungary, Latvia, Romania và Ba Lan.
Câu chuyện nước Ý
Nước Ý, nền kinh tế lớn thứ 3 ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu và là quốc gia có khối nợ cao thứ 2 sau Hy Lạp, là một điển hình cho những vấn đề mà Châu Âu đang gặp phải.
Ý cũng như các quốc gia thành viên khác trong khối đang đối mặt với các vấn đề điển hình như phân hóa kinh tế và rắc rối nhập cư. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp tới 80% GDP, trong vài năm qua chật vật đối mặt với khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng khi nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái.
Theo Jack Allen, nhà kinh tế của Capital Economics, những yếu tố đang cản trở kinh tế Ý đầu tiên chính là cầu trong nước, tỷ lệ thất nghiệp cao, tăng trưởng thu nhập yếu…Thêm vào đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp và hệ thống ngân hàng bị đè nặng bởi tỷ lệ nợ xấu cao.
Nhập cư cũng là vấn đề đau đầu, cùng với dân số già hóa và thấp nghiệp.
Trong năm 2014, số liệu cho thấy chi 509.000 trẻ em được sinh ra tại Ý, một con số thấp đáng báo động, thấp nhất kể từ khi thống nhất năm 1861. Trong tháng 8 năm nay, tỷ lệ thất nghiệp của Ý là 11,9% và có tới 40,7% người trẻ dưới 25 tuổi không kiếm được việc làm, theo số liệu của Eurostat.
Những vấn đề của Ý, nhìn rộng hơn, cũng chính là những vấn đề mà các quốc gia Châu Âu khác đang đối mặt. Tuy nhiên, các nền kinh tế mới nổi trong khu vực như Cộng hòa Séc, Croatia, Slovakia đang là trở thành điểm sáng của khu vực. Con đường đến phục hồi của khu vực được dự báo sẽ còn khá dài trước mắt./.
Mai Linh (Theo CNBC)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- Viếng Tổng Bí thư, những người bạn học ngậm ngùi 'từ nay họp lớp vắng anh'
- Vì đâu BHXH Thái Nguyên chưa giải quyết chế độ cho người đàn ông liệt 2 chân?
- Người dân lập ban thờ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước ngày Quốc tang
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- Chủ tịch TPHCM yêu cầu xác định trách nhiệm vụ gãy nhánh cây 2 người tử vong
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng
- Thuỷ điện Hoà Bình mở 4 cửa xả lũ, nhóm người vẫn thản nhiên tắm dưới chân đập
- BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- Vì sao một số trường hợp chưa nhận được lương hưu, trợ cấp BHXH theo lịch?
- Cận cảnh đàn chim cổ rắn quý hiếm xuất hiện tại Đồng Nai
- Trưởng phòng nội vụ ở Vĩnh Phúc lên tiếng vụ 'xe CRV tạt đầu, gây xích mích
- Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- Lời căn dặn của Tổng Bí thư khắc ghi trong lòng Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm
- Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- TPHCM: Người dân phấn khởi chờ đợi mở rộng 8km đường Võ Văn Kiệt
- Bắt người phụ nữ ở Thái Bình chiếm đoạt hơn 1,6 tỷ đồng tiền bảo hiểm nhân thọ
- Mưa gây ngập và sạt lở đất, Cục CSGT yêu cầu chủ động cấm đường khi có nguy hiểm
- Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- Hiện trường biển lửa bao trùm gần 14.000m2 nhà xưởng công ty đồ gỗ ở Đồng Nai