【số liệu thống kê về udinese gặp juventus】Giải pháp để áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

[La liga] 时间:2025-01-26 16:23:52 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:159次
Giải pháp để áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

Hội thảo khoa học "Giải pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư trong bối cảnh thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu".

Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình thực thi

Ngày 4/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 55/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu của OECD.

Hiện tại, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đang triển khai nghiên cứu các giải pháp nhằm áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu, đảm bảo các chính sách thu hút, hỗ trợ đầu tư phù hợp với các cam kết quốc tế, cũng như đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước và nhà đầu tư.

Ở ngoài nước, Chính phủ nhiều nước đầu tư và tiếp nhận đầu tư đã và đang có những động thái quyết liệt trong việc cân nhắc và đưa ra các chính sách liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu.

Gần đây, vào ngày 15/12/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua kế hoạch áp dụng thuế suất tối thiểu 15% từ năm 2024. Quốc hội Hàn Quốc cũng đã thông qua Đạo luật điều chỉnh thuế, trong đó sẽ áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024. Chính phủ Nhật Bản cũng đã thông báo Dự thảo cải cách thuế, tiến tới việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm tài chính 2024.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, đây là các quốc gia có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam, do đó, việc chính thức áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có nhiều tác động tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài (FDI) tại Việt Nam, và tác động đã rất cận kề với thời gian áp dụng của các quốc gia khác dự kiến từ năm tài chính 2024. Các nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư như Indonesia, Malaysia, hay Hong Kong cũng đang tích cực chuẩn bị cho việc chính thức áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024.

"Với những diễn biến mới của tiến trình thực thi Trụ cột II trên thế giới, thời gian thực thi thuế tối thiểu toàn cầu ngày càng tới gần. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu các chính sách và giải pháp cho việc thực thi quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu để không bị đánh mất quyền thu thuế, đồng thời đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước và nhà đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư duy trì, mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam và tiếp tục thu hút được các dự án đầu tư trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới”, TS Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư nhận định.

Chuẩn bị để triển khai

Theo ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho hay, năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính và thống đốc ngân hàng các nền kinh tế phát triển G20 đã thống nhất về nguyên tắc giải pháp 2 trụ cột nhằm giải quyết các vấn đề thuế phát sinh trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Trong đó, trụ cột 1 quy định phân bổ thuế đối với hoạt động kỹ thuật số; trụ cột 2 quy định về thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Trong tháng 10/2021, Diễn đàn toàn cầu BEPS ban hành tuyên bố khung 2 trụ cột này với sự đồng thuận của 137 nước thành viên (hiện là 139 nước thành viên) nhằm giải quyết thách thức phát sinh và kêu gọi Diễn đàn xây dựng quy tắc mẫu, hiệp định đa phương thống nhất theo hướng hiệp định mới với quy tắc có hiệu lực toàn cầu từ năm 2023.

Tuy nhiên, sau khi chỉ thị Liên minh châu Âu thông qua vào ngày 16/12/2022 bị trì hoãn do sự phản đối của Ba Lan, Hungary, hiệp định mới dự kiến thực hiện vào năm 2024.

Ông Lưu Đức Huy cho biết, thuế tối thiểu toàn cầu có 2 quy tắc gồm: quy tắc thuế suất tối thiểu toàn cầu là 15% - quy tắc khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu và quy tắc hiệp định thuế là 9%. Đối với quy tắc thuế suất tối thiểu, từ năm 2024 được áp dụng ở trên 21 nước EU và một số nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản…

”Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng từ Trụ cột 2. Bộ Tài chính đã có nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính về tình hình triển khai Trụ cột 2 về diễn đàn IF và Thủ tướng đã thành lập tổ công tác đặc biệt đề xuất thuế tối thiểu toàn cầu vào tháng 8/2022. Thủ tướng đã giao một Phó Thủ tướng làm Tổ trưởng. Để triển khai, Bộ Tài chính cũng thành lập nhóm giúp việc, trong đó có thành phần là các đơn vị chức năng như Tổng cục thuế, Vụ hợp tác quốc tế, Vụ tài chính doanh nghiệp…Trụ cột 2 là vấn đề mới, chúng tôi nhận thức đây không chỉ là về thuế thu nhập doanh nghiệp mà cần các giải pháp khác ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp", ông Lưu Đức Huy nói.

Tại Hội thảo, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, nước ta đang được các tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia, nhà đầu tư đánh giá là có lợi thế to lớn đối với FDI, những năm gần đây đã trở thành cứ điểm sản xuất một số mặt hàng công nghệ cao của thế giới.

“Nếu áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu đáp ứng đòi hỏi chính đáng của các tập đoàn kinh tế lớn đang sản xuất và kinh doanh, cũng như các nhà đầu tư tiềm năng thì sẽ làm cho lợi thế vốn có như ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng cao, chuyển sang kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh và bền vững, kinh tế số, doanh nghiệp số, chính phủ số được nâng cao, môi trường kinh doanh và đầu tư hấp dẫn hơn, khu vực kinh tế FDI đóng góp lớn hơn vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển giai đoạn 2021- 2030”, ông Nguyễn Mại nhận định.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接