【tài xỉu 2.5/3】Bộ trưởng Tài chính APEC thảo luận về chính sách tài khóa

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 kết thúc tốt đẹp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2018: Hoan nghênh trao đổi kinh nghiệm về BEPS Việt Nam sẽ tiếp tục là thành viên có trách nhiệm của Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC
Các Bộ trưởng Tài chính APEC thảo luận về chính sách tài khóa
Quang cảnh phiên họp hẹp của các Bộ trưởng Tài chính APEC

Việt Nam: Tạo dư địa tài khóa sẵn sàng cho các nhiệm vụ chi có mục tiêu chiến lược quốc gia

Tại phiên họp này, các Bộ trưởng Tài chính APEC đã tập trung trao đổi, chia sẻ quan điểm về các vấn đề quan trọng, thuộc mối quan tâm chung của các nền kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm qua.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng, lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, nợ công thế giới đã tăng lên mức kỷ lục, chuỗi cung ứng dần hồi phục, biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, già hóa dân số gia tăng, các Bộ trưởng Tài chính đã trao đổi về các chính sách tài khóa giúp chống chọi các cú sốc từ bên ngoài.

Các Bộ trưởng Tài chính APEC thảo luận về chính sách tài khóa

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen, Chủ tịch Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC năm 2023.

Theo đó, nhằm củng cố tính an toàn và bền vững tài chính – ngân sách của các nền kinh tế trong khu vực APEC trong trung và dài hạn, phiên họp hẹp của các bộ trưởng đã thảo luận chi tiết các vấn đề mang tính thời sự như: gánh nặng chi phí nợ gia tăng gây khó khăn cho điều hành chính sách tài khóa trong ngắn và trung hạn; các khoản chi tiêu bắt buộc làm hạn chế khả năng chi tiêu cho các mục tiêu ưu tiên như chuyển đổi năng lượng và cơ sở hạ tầng; nêu ra các giải pháp khả thi giúp gia tăng nguồn thu ngân sách và chính sách tài khóa cho già hóa dân số.

Các Bộ trưởng Tài chính APEC cho rằng, việc phải đối diện với thâm hụt ngân sách lớn và tỷ lệ nợ công so với GDP cao trong khi vẫn phải phải tăng chi tiêu vào tiền lương và chăm sóc y tế thì tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước là cần thiết.

Theo đó, giải pháp hướng đến là cơ cấu lại nguồn thu thông qua mở rộng cơ sở và điều chỉnh thuế suất hợp lý. Về trung hạn, các nền kinh tế APEC cần huy động nguồn lực tài chính để thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng phù hợp với mục tiêu và cam kết quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng GDP bền vững.

Đồng thời, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu kém triển vọng, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng chất lượng, R&D, giáo dục và các nỗ lực khác là đặc biệt quan trọng nhằm tăng năng suất và hiệu quả của nền kinh tế.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Hồ Đức Phớc chia sẻ, mặc dù Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội rất lớn nhưng tỷ lệ nợ công vẫn được duy trì ở mức an toàn.

Các Bộ trưởng Tài chính APEC thảo luận về chính sách tài khóa
Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Hồ Đức Phớc dự và phát biểu tại phiên họp.

Bên cạnh đó, dù phải đảm bảo các nhiệm vụ chi bắt buộc, nhưng Việt Nam vẫn đang cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng giảm tỷ lệ chi thường xuyên, tiếp tục tăng chi đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội.

Do đó, Việt Nam hiện tại vẫn tạo dư địa tài khóa để sẵn sàng cho các nhiệm vụ chi có mục tiêu chiến lược quốc gia như chuyển đổi năng lượng trong các năm tới.

Các Bộ trưởng Tài chính APEC thảo luận về chính sách tài khóa
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trao đổi cùng các đại biểu dự Hội nghị.

Cũng theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, nhằm góp phần quản lý, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, động viên được các nguồn lực đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng chất lượng, hiệu quả, Việt Nam hướng tới cơ cấu lại nguồn thu ngân sách theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý.

Bộ trưởng Tài chính Việt Nam gặp song phương các Bộ trưởng Tài chính tại hội nghị APEC 2023

Nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2023, tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Hồ Đức Phớc có buổi làm việc song phương với Bộ trưởng Bộ Ngân khố Australia, Bộ trưởng Quốc vụ khanh Bộ Nhật Bản và Bộ trưởng Bộ Tài chính Singapore.

Tại buổi tiếp ông Jim Chalmers, Bộ trưởng Bộ Ngân khố Australia, hai Bộ trưởng đã trao đổi về Chiến lược kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040 của Australia; hợp tác về biến đổi khí hậu và tài chính bền vững; thúc đẩy biên bản ghi nhớ hợp tác tài chính (MOU) giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Ngân khố Australia trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan Bộ Tài chính ngày càng khăng khít và đạt được các mục tiêu thiết thực.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Bộ Tài chính Việt Nam mong muốn Australia luôn coi trọng mối quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam.

Bộ trưởng Tài chính APEC thảo luận về chính sách tài khóa
Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Hồ Đức Phớc tiếp Bộ trưởng Bộ Ngân khố Australia Jim Chalmers. Ảnh: Thành Huyền

Về hợp tác tài chính chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đánh giá cao những ưu tiên, hỗ trợ của Chính phủ Australia cho thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2023-2034; hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ Bộ Tài chính về hệ thống chính sách để thiết lập thị trường các-bon và xây dựng khung pháp lý cho dự án các-bon, bù trừ các-bon và giao dịch tín chỉ các-bon, quan hệ hợp tác song phương về khí hậu, năng lượng giữa Australia và Việt Nam.

Bộ Tài chính Việt Nam mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính khí hậu, tài chính chuyển đổi năng lượng, thị trường các-bon và trái phiếu xanh trong thời gian tới.

Hai Bộ Tài chính cam kết tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác song phương nhằm nâng cao năng lực, chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài chính – ngân sách như thuế, hải quan, chứng khoán, thị trường vốn thông qua việc ký kết MOU hợp tác giữa hai Bộ Tài chính cho giai đoạn mới.

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Quốc vụ khanh Bộ Nhật Bản Katsuo Yakura, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tái khẳng định quan hệ hợp tác song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản bền vững và phát triển theo thời gian.

Bộ trưởng Tài chính APEC thảo luận về chính sách tài khóa
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tiếp Bộ trưởng Quốc vụ khanh Bộ Nhật Bản Katsuo Yakura

Trên cơ sở ODA thế hệ mới đã được Thủ tướng Chính phủ hai nước thống nhất trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 5/2022 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã đề nghị Chính phủ Nhật Bản ủng hộ việc triển khai Chương trình ODA thế hệ mới mà Bộ Tài chính đề xuất với 3 lĩnh vực chủ chốt về cơ sở hạ tầng giao thông, nông nghiệp và y tế.

Đề cập tới hợp tác song phương trong lĩnh vực tài chính, hai Bộ trưởng đều khẳng định, quan hệ hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Nhật Bản đã có những hoạt động hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trong các lĩnh vực thuế, hải quan, chứng khoán, bảo hiểm, vay nợ viện trợ. Đối thoại song phương thường niên giữa hai Bộ Tài chính đã sớm được triển khai từ năm 2021đã đạt kết quả tốt đẹp. Hai bên cam kết sẽ ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn hợp tác đa phương và khu vực.

Tại cuộc tiếp bà Indranee Rajah, Bộ trưởng Bộ Tài chính Singapore, hai Bộ trưởng đánh giá cao hợp tác song phương giữa hai nền kinh tế, trong đó hợp tác tài chính là trọng tâm trong các lĩnh vực hiện đại hoá hải quan, hải quan điện tử và quản lý thị trường chứng khoán, cũng như hỗ trợ của Singapore trong tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý của Việt Nam về các ưu tiên này.

Việt Nam và Singapore đều là các thành viên tích cực trong hợp tác tài chính khu vực như ASEAN và ASEAN+3, các cơ quan chức năng hai nước cũng phối hợp chặt chẽ trong các uỷ ban công tác, nhóm công tác ASEAN về các lĩnh vực hợp tác thuế, hải quan, bảo hiểm, tự do hóa dịch vụ tài chính, phát triển thị trường vốn; phối hợp trong các sáng kiến hợp tác ASEAN+3 như: Thỏa thuận đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai (CMIM); phát triển thị trường trái phiếu (ABMI); Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO); các sáng kiến hợp tác mới.

Với nhận định về vai trò ngày càng gia tăng của ASEAN trong thương mại và đầu tư khu vực và toàn cầu, hai Bộ trưởng cam kết sẽ thúc đẩy triển khai các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các đối tác, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng toàn cầu.