【tỷ số chile】Năm 2020: Khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Lãnh đạo Chính phủ khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy ĐHN |
Lùi tiến độ vì an toàn
Ông Hoàng Anh Tuấn cho biết,ămKhởicôngxâydựngnhàmáyđiệnhạtnhâtỷ số chile theo kế hoạch ban đầu, việc khởi công xây dựng nhà máy ĐHN số 1 diễn ra năm 2014 và phát điện năm 2020, được ghi trong Nghị quyết số 41 của Quốc hội ngày 25/11/2009. Tuy nhiên, sau thảm họa phóng xạ tại nhà máy ĐHN Fukushima năm 2011 tại Nhật Bản do động đất và sóng thần, Chính phủ đã yêu cầu rà soát, bổ sung các giải pháp bảo đảm an toàn. Dự án sau đó phải lùi địa điểm, chọn vào đất liền sâu hơn, công trình được nâng lên để bảo đảm an toàn. Việc này phát sinh nhiều công việc như di dời, đền bù giải phóng mặt bằng nên quá trình chuẩn bị kéo dài thêm.
Trong báo cáo gửi Quốc hội tháng 9/2013, Bộ Công Thương dự báo năm 2014 chỉ có thể khởi công xây dựng các hạng mục kỹ thuật xung quanh nhà máy, nhưng đối với khu vực trung tâm có lò phản ứng hạt nhân thì cần có thêm thời gian để thực hiện các bước chuẩn bị khác, trong đó khâu quan trọng nhất là thẩm định thiết kế, thẩm định báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tiến sĩ Lê Văn Hồng - Chuyên gia cao cấp về năng lượng nguyên tử, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam - khẳng định, việc điều chỉnh tiến độ xây dựng nhà máy ĐHN là rất cần thiết để đảm bảo cho dự án ĐHN thực hiện từng bước, đúng với quy chuẩn, quy định của quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Thông thường các nước đã có kinh nghiệm xây dựng ĐHN cũng thực hiện thẩm định trong khoảng 2-3 năm. Như vậy, thời điểm khởi công đổ móng khu vực trung tâm lò phản ứng hạt nhân phải lùi lại ít nhất 3 năm. “Đối với Việt Nam - một nước có nền kinh tế đang phát triển và chưa có kinh nghiệm làm ĐHN thì vấn đề an toàn lại càng được đặt ra một cách nghiêm ngặt hơn” - Tiến sĩ Hồng nhấn mạnh.
Đẩy nhanh triển khai từ năm 2016
Ông Tuấn cho hay, trong năm 2016, các bộ, ngành sẽ bắt đầu thẩm định hồ sơ phê duyệt Dự án nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, cũng như thẩm định các hồ sơ về đánh giá tác động môi trường, phê duyệt địa điểm xây dựng hai nhà máy ĐHN đầu tiên tại Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Công tác thẩm định hồ sơ cho các dự án ĐHN của Việt Nam đều thông qua tham vấn các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Sau đó, sang năm 2017 sẽ bước vào giai đoạn chuẩn bị hồ sơ để ký hợp đồng với các đối tác, trước mắt là với Tập đoàn Rosatom (Nga), để xây dựng và đưa vào vận hành các tổ máy ĐHN Ninh Thuận 1. Thời gian dự kiến hoàn thiện hồ sơ và khởi công (đổ mẻ bê tông đầu tiên cho đáy lò phản ứng) xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên vào khoảng năm 2020.
Nguồn vốn chính xây nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 dựa vào Hiệp định tín dụng liên chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga, dự kiến số vốn khoảng 8 - 10 tỷ USD. Nhà máy số 1 sẽ đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Khi hoàn thành, nhà máy này sẽ có 4 tổ máy với công suất khoảng 4.000MW, đóng góp khoảng 3 - 4% trong tổng nhu cầu điện năng của cả nước.
“Đặc điểm của ĐHN là chi phí đầu tư ban đầu rất lớn nhưng sau đó chi phí nhiên liệu vận hành lại rất thấp. Một tổ máy ĐHN có thời gian vận hành trong khoảng 60 năm”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Ông Hoàng Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ): Bất kỳ một đất nước nào làm ĐHN đều cần phải có những nguyên tắc lấy an toàn là số 1, lấy hiệu quả là hướng phấn đấu. Cốt lõi của làm ĐHN là đảm bảo cho an ninh năng lượng của quốc gia. |