游客发表
Hai cung văn Lê Viết Công và Phan Văn Khôi tại lễ khai bàn tín ngưỡng thờ Mẫu ở văn phòng 352 đường Chi Lăng – TP. Huế năm Đinh Dậu (2017)
Từ một người trẻ nối nghiệp
Ngồi trước mặt tôi,ệpcungvătrực tiếp tỷ lệ bóng đá hôm nay một chàng trai chưa tới 30 tuổi nhưng đã là một cung văn nổi tiếng. Bởi lẽ, anh là người đầu tiên tốt nghiệp hệ đại học chính quy ngành Âm nhạc cổ truyền theo nghiệp cung văn. Đó là Lê Viết Công, ở đường Dạ Lê, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy- người từ nhỏ đã thấm vào hồn mình những bài kinh văn, bài văn hát của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế, từ bố anh, ông Lê Viết Bơi, cũng là một cung văn nổi tiếng.
Việc trở thành một cung văn tín ngưỡng thờ Mẫu của Công gần như là cái nghiệp. Ban đầu, anh học âm nhạc cổ truyền. Thế nhưng, quá trình học đại học lại là quá trình anh trở về với ký ức tuổi thơ, trở về với những bản kinh văn, hát văn mà người bố dạy cho các học trò của mình, của những người anh em cùng nghề với bố anh tụ họp hát hò luyện giọng. Những ca từ, cung bậc kinh văn, hát văn trở lại với anh, đã quyết định con đường đi của anh.
Nhóm cung văn trẻ của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế
Lê Viết Công tâm sự: “Nhiều người nghĩ người cung văn là những người ưa chi đàn hát nấy. Thế nhưng, khi đi vào những khúc ca, những thanh âm của cung văn thì mới thấy đó là một nghệ thuật. Điều này không phải vô cớ mà vừa rồi UNESCO công nhận những gì liên quan đến thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó có cung văn, là di sản phi vật thể của thế giới”.
Việc lĩnh hội kỹ năng và nghệ thuật âm nhạc truyền thống cộng với nghệ thuật xướng kinh, hát văn từ bé đã đưa Lê Viết Công dần trở thành một trong những người phụ trách cung văn của Ban Bảo trợ di tích điện Huệ Nam – Ban Tổ chức lễ hội ở điện thờ Mẫu nổi tiếng này. Ông Lê Văn Ngộ, Trưởng ban bảo trợ di tích điện Huệ Nam kể:: “Công trẻ mà tài hoa. Sự chỉn chu, làm mô ra nấy của Công đã giúp cho hoạt động nhạc lễ cung văn của ban được suôn sẻ và là người chịu khó học hỏi các cung văn lớn tuổi để ngày một tiến bộ hơn”.
Đến làng cung văn
Người làng Dạ Lê, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, vẫn còn nhớ người cung văn nổi tiếng nhất, xưa nhất của mình: cụ Đồng Thống. Theo những cung văn kỳ cựu nhất của làng, cụ Đồng Thống vốn tên là Thống nhưng vì làm cung văn hầu đồng nên được gọi là Đồng Thống. Sau khi vua Đồng Khánh cho trùng tu điện Huệ Nam và khởi phục tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế, cụ làm một trong những cung văn của điện Huệ Nam. Người con út là cụ Đội May (Nguyễn Đình May) được cụ truyền lại nghệ thuật hát văn kinh, văn cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu. Ông Lê Viết Bơi, bố của Lê Viết Công, là người học trò cuối cùng của cụ Đội May.
Trong và sau thời gian chiến tranh, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế có những thăng trầm. Người cung văn cũng theo đó mà chìm nổi. Cuối những năm 80, đầu 90 của thế kỷ trước, hoạt động lễ hội ở điện Huệ Nam được tổ chức trở lại. Và những cung văn, nhạc lễ đầu tiên trở lại với lễ hội điện Huệ Nam cũng chính là người Dạ Lê. Ông Nguyễn Đình Xê, người làng Dạ Lê, một nhạc công nhã nhạc, cung văn tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế, kể: “Ngày đó, đại diện Ban bảo trợ điện Hòn Chén (Huệ Nam) về làng tìm lại các nhạc công, các cung văn để cùng nhau phục hồi hoạt động lễ hội. Tôi là một trong những người đầu tiên tham gia, bởi lẽ, tôi được học và hát những bài văn kinh, văn hát mà thầy tôi – cụ Lê Hữu Nhơn và những người làng thờ Mẫu đã hát thì khi ở điện (Huệ Nam) cần là tôi phải có mặt. Người làng ni là rứa đó”.
Vốn từng được biết đến như một làng nhã nhạc nổi tiếng của Huế, Dạ Lê còn là làng cung văn. Anh Lê Thanh Hùng, ở làng Lương Văn, phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy, là cung văn nổi tiếng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế. Thời gian của anh là thời gian của những bài kinh văn, hát văn được cất lên, ở những điểm thờ Mẫu trải dài từ Nam chí Bắc. Anh cho biết: “Ban đầu, tôi học âm nhạc truyền thống từ thầy Bơi (Lê Viết Bơi), và từ thầy Bơi mà tôi biết thêm về cung văn đạo Mẫu. Rồi tôi lại gặp và thọ nghiệp từ các thầy cung văn khác của làng Dạ Lê.”
Trống phách giá văn
Ở Huế, ngoài làng Dạ Lê, những xóm, làng có người làm nghề cung văn nổi tiếng có thể kể đến Mậu Tài (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang), Thế Lại thượng và Lạc Hộ (phường Phú Hiệp, TP. Huế), Uất Mậu (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền)... Những xóm, làng cung văn đó cũng đồng thời là những nơi có truyền thống nhã nhạc. Điều này cho thấy, một sự liên hệ mật thiết giữa âm nhạc truyền thống với cung văn của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế. Đáng chú ý là đa phần những người biết âm nhạc truyền thống gần như đều biết về kinh văn, hát văn của tín ngưỡng thờ Mẫu. Vì vậy, có những người một lễ mà đóng hai vai, trước khi vào lễ chính thì tấu nhạc cổ truyền cho thầy cúng làm các lễ cúng, còn khi vào buổi lễ hầu đồng thì lại hát văn.
Khi hát văn, những người cung văn chia làm 2 phần. Ban đầu là hát văn cúng khi chưa vào buổi hầu đồng, tùy tính chất của buổi hầu đồng mà bài văn cúng sẽ được hát phù hợp với Mẫu và các thánh phù hộ cho buổi hầu đồng ấy. Sau đó là hát văn hầu khi bắt đầu hầu đồng cho đến khi kết thúc. Một ngày hầu đồng kéo dài 6 đến 9 giờ đồng hồ, vì vậy, cung văn phải luyện tập một thanh giọng tốt, sức khỏe tốt.
Ông Phan Văn Khôi, hơn 70 tuổi, là cung văn trưởng của tiểu ban nhạc lễ cung văn thuộc Ban bảo trợ di tích điện Huệ Nam, có đến hơn 52 năm làm cung văn. Với ông Khôi, làm cung văn còn hơn cả một cái nghiệp, bởi lẽ, với nghề này, ông được sống trong một thế giới nghệ thuật của riêng mình: thế giới nghệ thuật của một tín ngưỡng thuộc về số ít nhưng có sức sống mãnh liệt đầy chất dân gian. Ông tâm sự: “Ngày xưa, chúng tôi nghe văn bằng lỗ tai nhưng hát bằng trái tim. Nếu đi sâu vào từng bài văn kinh, văn cúng, mọi người sẽ thấy một thế giới ngôn ngữ và âm nhạc hay lắm. Không thể trở thành cung văn giỏi nếu chỉ học hát văn theo kiểu học thuội”.
Để trở thành cung văn, một người phải trải qua những giai đoạn luyện nghề khác nhau. Ban đầu là tập gõ phách cho đúng nhịp của từng bài văn cúng, văn chầu, sau đó lần lượt học sử dụng đàn nhị, trống, đàn nguyệt… Đồng thời là học các bài văn cúng, văn chầu. Cung văn khi hát văn thì phải vừa hát vừa sử dụng nhạc cụ, cho nên đồng thời họ phải biết sử dụng nhạc cụ và hát.
Một yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại của một cung văn là khả năng quan sát người hầu đồng đang lên giá đồng nào để hát bài văn chầu phù hợp. Khi hát bài văn ấy, cung văn sẽ quan sát cử chỉ, đi đứng, nói năng của giá đồng ấy để tán, tụng nhằm minh họa sự tích hay việc làm gì đó có ý nghĩa của giá đồng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Bảo Đàn, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật quốc gia tại Huế, cho biết: “Khả năng ứng đối của cung văn trong từng lời văn đối với sự thay đổi của ngôn ngữ, cử chỉ của chính giá đồng mà cung văn đang hát, chơi nhạc để phục vụ sẽ cho thấy tính chất diễn xướng qua lời hát của cung văn. Đó là một nghệ thuật để làm hài lòng giá đồng và những tín hữu thờ Mẫu trong cuộc lễ của họ”.
Ngày xưa, các cung văn chỉ có cây đàn, cái trống và những gì gần như thô sơ nhất để tạo nên thanh âm của buổi hầu đồng. Ngày nay, cung văn có các thiết bị điện tử đi kèm cho cuộc lễ. Đó là thay đổi lớn nhất đối với các cung văn. Thế nhưng, các giá đồng và các bài văn cúng, văn hầu vẫn vậy, cho nên, dẫu có thay đổi như thế nào thì cung văn vẫn phải hát đúng các bài văn dành cho từng giá đồng. Bởi lẽ, cung văn đã là nghiệp.
Bài, ảnh: ĐÌNH ĐÍNH
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接