游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:48:16
Bài 1: Nhận dạng tiền ảo,àicuốiViệtNamkhôngthểđứngngoàirìacuộcchơnhận định bóng đá giao hữu tài sản mã hóa Bài 2: Cách thức tạo ra tiền ảo, tài sản mã hóa Bài 3: Tính pháp lý của tiền ảo, tài sản ảo dưới góc độ pháp luật Việt Nam Bài 4: Thế giới ứng xử với tiền ảo như thế nào? |
Năm 2017, Đại học FPT ra thông báo chấp nhận thu học phí bằng Bitcoin, tuy nhiên hoạt động thanh toán dịch vụ bằng tiền ảo này cho đến nay vẫn không được bất cứ cơ quan nào thừa nhận. Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, đồng thời cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo. Các giao dịch, thanh toán bằng tiền ảo vẫn được coi là bất hợp pháp tại Việt Nam.
Các giao dịch, thanh toán bằng tiền ảo được một số quốc gia thừa nhận nhưng vẫn bị coi là bất hợp pháp tại Việt Nam. |
Mặc dù không được pháp luật thừa nhận nhưng thực tế các hoạt động giao dịch, “đào” tiền ảo hay huy động vốn thông qua tài sản mã hóa, tiền ảo vẫn đang diễn ra nửa công khai, nửa bí mật với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, kinh doanh.
Theo báo cáo tại Hội thảo do Bộ Tư pháp tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 25/5/2018 thì Việt Nam là một trong các quốc gia có các hoạt động đầu tư và giao dịch về tiền ảo và tài sản mã hoá sôi động nhất trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện Việt Nam có rất nhiều sàn giao dịch để giúp nhà đầu tư có thể giao dịch, mua bán các tài sản mã hóa, tiền mã hóa hoặc có thể mua bán, trao đổi tài sản mã hóa thông qua các nhóm trên mạng xã hội hoặc các ứng dụng gọi điện, nhắn tin trực tuyến như Facebook, Zalo.
Cũng theo báo cáo tại hội thảo này giao dịch của người Việt Nam trên các sàn giao dịch tài sản mã hóa lớn trên thế giới là rất lớn, tỷ lệ truy cập và thực hiện các giao dịch tiền ảo vào các sàn giao dịch công khai từ các địa chỉ IP của Việt Nam là hàng triệu lượt/ngày và có khoảng 1 triệu người Việt Nam sở hữu và tham gia giao dịch tiền ảo, tài sản mã hóa với số tiền giao dịch hàng ngày khoảng 200 - 300 tỷ đồng.
Khi việc giao dịch tiền ảo vẫn còn “nằm trong vùng tối”, chưa được pháp luật công nhận, thì lợi dụng lòng tham của nhà đầu tư, một số đối tượng đã lập nhiều sàn tiền ảo với mức cam kết lợi nhuận cao để dẫn dụ “con mồi” bỏ tiền tham gia, sau đó đánh sập nhằm chiếm đoạt tài sản. Những vụ việc như thế thời gian qua tại Việt Nam không còn là hiếm, tội phạm đã bị bắt nhưng rất nhiều nhà đầu tư cũng đã trắng tay.
Tiền ảo, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số, tài sản ảo… là một xu thế của thời đại. Các quốc gia đang rất nỗ lực để làm chủ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Không thể đứng ngoài xu thế phát triển của công nghệ nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1255/Đ-TTg phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
Tại Quyết định này, Thủ tướng đã giao Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Tài chính đến năm 2020 phải hoàn thành rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và diễn ra; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo, đồng thời hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, minh bạch, ổn định và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế.
Thực hiện quyết định này, Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo để triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý, giám sát các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo trong chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng tới cân bằng giữa mục tiêu sáng tạo, tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đảm bảo an toàn, an ninh cho thị trường tài chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư cũng như các thành viên khác tham gia thị trường.
Tiếp đó, tại Quyết định 942/QĐ-TTg ban hành ngày 15/6/2021, Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ rõ trong phần giải pháp, là cần nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain).
Bốn tháng sau đó, ngày 28/10/2021, Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các địa phương tổ chức triển khai. Trong đề án có ghi rõ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.
Như vậy, quyết tâm của Chính phủ để không lỗi nhịp với xu thế là đã rõ và chúng ta có thể hy vọng, một đồng tiền số quốc gia của Việt Nam sẽ sớm được khai sinh.
Cuộc cách mạng chính sáchTrong một lần chia sẻ với báo giới vào năm 2019, về vấn đề công nghệ phát triển đất nước, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: "Cuộc cách mạng 4.0 là một cuộc cách mạng chính sách nhiều hơn là về công nghệ. Nếu coi cuộc cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng về công nghệ, thì làm sao Việt Nam có thể tham gia vào ngay và để phát triển được công ty như công ty công nghệ bên Mỹ? Nhưng nếu coi đó là một cuộc cách mạng chính sách, câu chuyện sẽ khác. Nếu thay đổi chính sách, tiếp nhận cái mới, mô hình kinh doanh mới, công nghệ và người tài sẽ quy tụ về”. Ông Hùng đã lấy dẫn chứng về sự phát triển của thành phố Zug (chúng tôi đã đề cập ở bài trước) để minh họa: “Họ xuất phát từ một thành phố nghèo nhất Thụy Sĩ không biết cách nào ngóc đầu lên, và cách làm duy nhất là thay đổi một chính sách. Khi nghĩ như vậy thì các bài toán của đất nước dễ làm hơn". Đối với vấn đề tiền ảo, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số, tài sản ảo, tài sản mã hóa… khi chúng ta có cái nhìn rộng hơn, vấn đề sẽ sớm được giải quyết. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接