您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【ket qua truc tiếp】Bước đột phá ở Sudan

Cúp C1458人已围观

简介Sau nhiều nỗ lực đàm phán, các phe phái đối lập ở Sudan đã nhất t ...

Sau nhiều nỗ lực đàm phán,ướcđộtphởket qua truc tiếp các phe phái đối lập ở Sudan đã nhất trí thành lập hội đồng cầm quyền chung.

Hàng nghìn người biểu tình yêu cầu chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự tại thủ đô Khartoum, Sudan ngày 23-4-2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo đó, Hội đồng quân sự chuyển tiếp (TMC) và các thủ lĩnh lực lượng biểu tình Sudan, các nhóm phản đối chính quyền của Tổng thống vừa bị lật đổ Omar al-Bashir đã nhất trí thành lập một hội đồng cầm quyền chung, với thành phần bao gồm cả đại diện quân sự và dân sự. Hội đồng mới sẽ là cơ quan cầm quyền, có nhiệm vụ thành lập một chính quyền dân sự chuyển tiếp.

Đây được coi là đột phá lớn trong các cuộc đàm phán giữa hai bên đối với những yêu cầu của phe biểu tình về việc chuyển giao quyền lực cho chính phủ dân sự.

Hiện các bên liên quan đang tham vấn về tỷ lệ đại diện của lực lượng quân sự và dân sự tại hội đồng. Lãnh đạo quân đội cũng khẳng định sẽ không sử dụng vũ lực để giải tán người biểu tình.

Bất chấp kết quả khả quan trên, lực lượng biểu tình vẫn dựng trại bên ngoài các sở chỉ huy quân đội, đồng thời tuyên bố sẽ không rời đi cho đến khi yêu cầu thành lập một chính quyền dân sự được đáp ứng. Các xe ô tô chở hàng trăm người biểu tình chủ yếu đến từ tỉnh Kassala, miền Đông Sudan, vẫn tiếp tục đến các điểm tập trung biểu tình trong ngày qua.

Tình hình hỗn loạn tại Sudan bùng phát từ cuối năm ngoái, bắt đầu từ các cuộc biểu tình nổ ra từ ngày 19-12-2018, khi người dân phản đối tình trạng giá lương thực và các mặt hàng nhu yếu phẩm tăng mạnh, đồng thời bất bình khi chính quyền thể hiện năng lực quản lý yếu kém, khiến đời sống của người dân khó khăn hơn.

Tháng 2 vừa qua, Tổng thống Bashir lại ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp trên cả nước trong vòng 1 năm nhằm giải tán các cuộc biểu tình. Động thái này được cho đã “đổ thêm dầu” kích động thêm làn sóng phản đối của người dân. Các cuộc biểu tình rầm rộ đòi Tổng thống Bashir từ chức và phản đối chính phủ, kéo theo các vụ đụng độ gây thương vong.

Tình hình chính trị ở Sudan càng  trở nên rối ren hơn kể từ khi Tổng thống al-Bashir bị lật đổ vào ngày 11-4 vừa qua. Quân đội Sudan đã thành lập TMC điều hành đất nước trong giai đoạn chờ thành lập và chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự, dự kiến kéo dài tối đa 2 năm.

Ngược lại, lực lượng biểu tình yêu cầu tiến hành chuyển giao ngay quyền lực cho chính quyền dân sự. Ngày 24-4 vừa qua, TMC và lực lượng đối lập tại Sudan đã nhất trí thành lập một ủy ban giải quyết các bất đồng trong bối cảnh leo thang căng thẳng về thời hạn chuyển tiếp sang chính quyền dân sự.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nguyên nhân được cho là sâu xa dẫn đến tình trạng hỗn loạn ở Sudan chính là việc Mỹ vẫn coi quốc gia châu Phi này là một “nhà nước bảo trợ khủng bố” khiến Sudan không thể thu hút đầu tư. Nền kinh tế vốn đã kiệt quệ càng lún sâu vào suy thoái, vượt quá giới hạn chịu đựng của người dân Sudan, khiến tình hình xã hội rối ren, các cuộc biểu tình bắt đầu bùng phát. Hệ lụy của nó dẫn đến tình trạng bế tắc chưa có lối thoát như hiện nay.

Cựu Thủ tướng Sudan Sadiq al-Mahdi, đồng thời là thủ lĩnh đảng Umma quốc gia đối lập chống chính quyền của Tổng thống Bashir bị lật đổ và ủng hộ lực lượng biểu tình hiện nay, cho rằng nước này cần gia nhập Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) - vốn truy nã Tổng thống bị lật đổ al-Bashir vì tội ác chiến tranh và chống lại loài người liên quan đến cuộc xung đột ở Darfur, nổ ra năm 2003. Tuy nhiên, TMC nhiều lần khẳng định Tổng thống bị lật đổ al-Bashir sẽ bị xét xử trong nước. Hiện các công tố viên đã bắt đầu tiến trình điều tra.

Việc các phe đối lập ở Sudan nỗ lực đàm phán nhất trí thành lập một hội đồng cầm quyền chung là bước đột phá lớn nhằm hạ nhiệt căng thẳng, hướng đến lập lại hòa bình ở quốc gia châu Phi này mặc dù cũng còn nhiều chông gai.

HN tổng hợp

Tags:

相关文章