【kết quả trận hiroshima】Nghị định số 49/2022/NĐ

 人参与 | 时间:2025-01-09 23:40:45

Điểm mới và sự khác biệt

TheịđịnhsốNĐkết quả trận hiroshimao Ths. Trần Thị Mơ – Giảng viên khoa Thuế - Hải quan, Trường Đại học Tài chính Maketing, 4 nội dung chính của Nghị định số 49/2022/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung là những điểm mới và khác biệt so với những quy định trước đó. Cụ thể, gồm: sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản; giá tính thuế GTGT đối với hoạt động sản xuất điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); phương pháp tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư (DAĐT).

Bà Mơ cho rằng, việc thay đổi giá tính thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản được thể hiện rất cụ thể bằng thuật ngữ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật thành tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng, trong mục giá đất được trừ để tính thuế GTGT. Đặc biệt, điểm mới của nghị định là đã bổ sung khoản tiền thuê mặt nước vào mục giá đất được trừ để tính thuế GTGT.

Giá tính thuế giá trị gia tăng là giá bán điện cho khách hàng ghi trên hóa đơn, theo hợp đồng mua bán điện áp dụng cho từng nhà máy điện.
Giá tính thuế giá trị gia tăng là giá bán điện cho khách hàng ghi trên hóa đơn, theo hợp đồng mua bán điện áp dụng cho từng nhà máy điện.

Về quy định giá tính thuế GTGT đối với hoạt động sản xuất điện của EVN: Đối với điện của các công ty thủy điện hạch toán phụ thuộc EVN, tổng công ty phát điện, giá tính thuế GTGT được tính bằng 35% giá bán lẻ điện bình quân chưa bao gồm thuế GTGT theo quy định của pháp luật điện lực và pháp luật giá. Đối với điện của các công ty nhiệt điện hạch toán phụ thuộc EVN cũng được quy định rõ ràng, chi tiết hơn đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc các tổng công ty phát điện. Theo đó, giá tính thuế GTGT là giá bán điện cho khách hàng ghi trên hóa đơn, theo hợp đồng mua bán điện áp dụng cho từng nhà máy điện. Trường hợp chưa có hợp đồng mua bán điện thì giá tính thuế GTGT được xác định là giá bán lẻ điện bình quân chưa bao gồm thuế GTGT. Việc điều chỉnh nội dung này sẽ giúp các doanh nghiệp thuận lợi, dễ dàng hơn trong tính giá tính thuế, tính đúng giá tính thuế để đóng thuế GTGT hợp lý.

Nội dung thứ ba cũng được đánh giá là rất phù hợp và linh hoạt về phương pháp tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này thì áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán thuế, quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

Nếu như tại Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định việc hoàn thuế GTGT chỉ áp dụng đối với DAĐT mới đầu tư tại tỉnh, thành phố khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính, thì tại Nghị định 49, việc hoàn thuế GTGT được áp dụng cho cả DAĐT mới cùng hoặc khác tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính (trừ DAĐT xây dựng nhà để bán, DAĐT không hình thành tài sản cố định và một số trường hợp không được hoàn thuế khác). Nội dung trên cũng là điểm mới áp dụng cho việc hoàn thuế GTGT đối với DAĐT, nhằm tạo thông thoáng, thuận lợi hơn cho các DAĐT.

Ngoài ra, tại điểm c khoản 3 Điều 1 Nghị định 49 cũng quy định rõ các trường hợp không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của DAĐT theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo.

Tác động lớn, hiệu quả cao

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động theo dõi sát diễn biến thực tế để nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền nhiều giải pháp về thuế, phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế phục hồi, phát triển, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chính sách hỗ trợ luôn hướng đến doanh nghiệp

Chính phủ, Bộ Tài chính vẫn luôn xác định đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp thông qua các giải pháp hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp an tâm vượt qua khó khăn, sớm khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó sẽ đóng góp trở lại cho nền kinh tế, cho ngân sách nhà nước và cũng là thực hiện nuôi dưỡng nguồn thu ổn định, lâu dài.

Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) chịu nhiều tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19 những năm vừa qua (vừa chịu sức ép từ suy giảm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa giảm thu do thực hiện các giải pháp hỗ trợ), trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu chi NSNN cho các hoạt động thường xuyên, đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển và đặc biệt là việc tăng nhu cầu chi về an sinh xã hội, chi cho công tác phòng chống dịch bệnh... đã tạo ra thách thức lớn với cân đối NSNN. Việc kịp thời điều chỉnh, bổ sung và ban hành chính sách tài chính phù hợp tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ phục hồi phát triển nền kinh tế đất nước sau đại dịch Covid-19.

Trong đó, những điểm mới vừa được cụ thể hóa trong việc sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế, cụ thể như Nghị định số 49/2022/NĐ-CP sẽ giúp các doanh nghiệp thuận lợi, dễ dàng hơn trong xác định giá tính thuế, tính đúng giá tính thuế để đóng thuế GTGT hợp lý hơn trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản; thêm các trường hợp cho các doanh nghiệp được hoàn thuế sẽ giúp các doanh nghiệp tháo gỡ được khó khăn về khoản tiền hoàn thuế GTGT.

顶: 6踩: 56