【kq bd hl】Cần cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng giống như điện, nước
Ngày 11/3,ầncungcấpdịchvụantoànthôngtinmạnggiốngnhưđiệnnướkq bd hl Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức gặp mặt các hội viên đầu năm. Đây là dịp để VNISA đánh giá những việc đã và chưa làm được trong năm 2022, đồng thời đề ra những giải pháp khả thi cho năm 2023.
Ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA đánh giá, chủ trương của Chính phủ đẩy mạnh chuyển đối số quốc gia đã làm gia tăng yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo cơ hội mở rộng thị trường sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng tại Việt Nam.
Chiến lược Make in Vietnam của nhà nước tạo đòn bẩy về chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp an toàn thông tin tăng cường đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ nội địa và mở rộng thị trường nước ngoài; kết nối với những đơn vị có nhu cầu bảo đảm an toàn thông tin ở khu vực nhà nước và khối doanh nghiệp.
Cho rằng năm 2023 tiếp tục là hành trình với nhiều thời cơ và thách thức, ông Nguyễn Thành Hưng phân tích, năm nay Chương trình chuyển đổi số quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh. Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia tới năm 2025, tầm nhìn tới năm 2030 sẽ được tập trung triển khai với những điểm nhấn là bảo vệ người dân trên không gian mạng và tạo lập, khai thác dữ liệu số an toàn phục vụ chính phủ số, công dân số… “Đây là những thời cơ và cũng là thách thức cho ngành an toàn thông tin mạng”, ông Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh.
Chuỗi hoạt động Ngày An toàn thông tin Việt Nam là điểm nhấn quan trọng trong kế hoạch hoạt động của VNISA, với các nội dung chính: Cuộc thi online “Học sinh với An toàn thông tin 2023”; các khóa đào tạo về an toàn thông tin cho hội viên và đối tác; cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2023”; hội thảo an toàn thông tin khu vực phía Nam… Đặc biệt, dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 11, hội thảo - triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2023 sẽ có chủ đề “Xây dựng không gian mạng an toàn thúc đẩy tạo lập và khai thác dữ liệu số tại Việt Nam”.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao sự phát triển tích cực về số lượng hội viên của VNISA. Tuy nhiên, ông mong rằng trong những năm tới, song song với việc mở rộng thì các hội viên VNISA sẽ lớn hơn. Bởi lẽ, tuy chúng ta có nhiều doanh nghiệp tốt, nhưng doanh thu, lợi nhuận và đóng góp chung của các doanh nghiệp an toàn thông tin so với CNTT còn khá khiêm tốn.
Khẳng định ngành an toàn thông tin mạng Việt Nam rất cần những sản phẩm, dịch vụ tốt, chiếm lĩnh được thị trường, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng lưu ý các doanh nghiệp về xu hướng quan trọng, đó là cung cấp an toàn thông tin như là một dịch vụ sao cho mỗi cơ quan, tổ chức đều có thể dùng chi phí thường xuyên của mình chi tiêu ngay, không phải đợi các dự án đầu tư lớn.
Việt Nam hiện có 1 triệu doanh nghiệp, 10 triệu hộ kinh doanh cá thể, 14.000 cơ sở y tế, 44.000 cơ sở giáo dục, gần 70.000 doanh nghiệp kinh doanh vận tải và các nội dung liên quan đến nhiều khách hàng. Đây là 1 thị trường rất lớn cho tất cả doanh nghiệp an toàn thông tin mạng.
Nếu như chúng ta có thể cung cấp an toàn thông tin mạng như là một dịch vụ, tính phí một tổ chức, doanh nghiệp theo số lượng người sử dụng hàng tháng, thì các đơn vị sẽ dễ dàng quyết định việc đảm bảo an toàn thông tin.
“Khi đó, an toàn thông tin sẽ giống như điện, nước, dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Sẽ mở ra một thị trường rất lớn cho mọi người”,Thứ trưởng nói.
Cho biết trong năm 2023 Bộ TT&TT chủ trương thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đi ra quốc tế, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng gợi mở 2 cách để các doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam vươn ra nước ngoài. Đó là, tham gia cùng đoàn công tác của Bộ TT&TT trong những chuyến làm việc song phương đến thị trường mới như Trung Đông và các địa điểm truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc để học hỏi kinh nghiệm; cung cấp nhân lực chuyên nghiệp để làm dịch vụ an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài.
“Bộ TT&TT, Cục An toàn thông tin sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng trong hành trình vươn ra thị trường quốc tế”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng khẳng định.
Đại diện Bộ TT&TT nhấn mạnh con người vẫn là cái gốc của vấn đề. Vì thế, trong năm 2023, các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo cần hợp tác tốt hơn nữa để thu hút học sinh có năng lực vào lĩnh vực an toàn thông tin, từ đó hình thành nguồn chuyên gia xuất sắc.