发布时间:2025-01-12 17:49:45 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Dự toán chi phải gắn với tinh giản biên chế
Chủ trương của Đảng, Nhà nước là đẩy mạnh tinh giản biên chế, nhằm xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã góp phần quan trọng vào việc giảm chi thường xuyên, cân đối lại ngân sách nhà nước. Các bộ, ngành, địa phương hiện đã và đang quyết liệt thực hiện tinh giản biên chế.
Báo cáo của Chính phủ mới đây cho thấy, từ năm 2015 - 2019, số công chức được tinh giản là 10.047 người. Riêng năm 2019, ngân sách đã tiết kiệm 6.000 tỷ đồng nhờ giảm biên chế. Chỉ tính riêng tại một địa phương như TP. Hà Nội trong giai đoạn (2016 - 2020) thông qua sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đã tiết kiệm chi thường xuyên số tiền lên tới hơn 13 nghìn tỷ đồng, dành nguồn cải cách tiền lương và chi cho đầu tư phát triển.
Mặc dù vậy, hiện nay, bộ máy hành chính vẫn cồng kềnh khiến nguồn ngân sách chi thường xuyên dành cho bộ máy, con người rất lớn, hạn chế nguồn chi cho đầu tư phát triển, chi cho cải cách tiền lương, an sinh xã hội… Trên thực tế, nếu kiểm soát tốt việc giao dự toán chi thường xuyên của các đơn vị gắn với tinh giản biên chế sẽ là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm chi thường xuyên - lĩnh vực chiếm phần lớn trong tổng chi ngân sách hiện nay.
Từ năm 2018, Bộ Tài chính đã ban hành quy định, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự toán chi phải gắn với mục tiêu, nhiệm vụ tinh giản biên chế trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại bộ máy. Có thể nói, đây là một biện pháp đúng hướng để góp phần siết chặt khoản chi thường xuyên một cách hiệu quả ngay từ khâu xây dựng dự toán ngân sách. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo khớp đúng dự toán được giao cả về tổng mức, chi tiết theo từng lĩnh vực chi và lấy nguồn kinh phí giảm chi do thực hiện các giải pháp đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương và một số nhiệm vụ khác.
Ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, từ nhiều năm nay, Bộ Tài chính đã chủ trương thực hiện chi tiết kiệm hiệu quả. Đến năm 2017, thực hiện Kết luận số 17-KL/TW, Nghị quyết số 18-NQ/TW, yêu cầu thực hiện dự toán chi hoạt động của cơ quan phải gắn với mục tiêu, nhiệm vụ tinh giản biên chế càng trở nên quyết liệt hơn. Việc giao dự toán chi thường xuyên đã bám sát chỉ tiêu biên chế hàng năm, trên cơ sở sắp xếp, tinh gọn đầu mối sẽ giảm biên chế, giảm chi thường xuyên.
Sẽ sửa đổi cách phân bổ phù hợp hơn
Theo Bộ Tài chính, dự toán chi thường xuyên cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã được xây dựng trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp, qua đó, cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội. Lũy kế 5 năm (2016 - 2020) dự kiến giảm chi khoảng 27 - 28 nghìn tỷ đồng.
Chỉ tính riêng trong 2 năm 2019 và 2020, thực hiện cắt giảm ngay từ khâu dự toán phần định mức chi thường xuyên tương ứng với số biên chế phải giảm của các bộ, cơ quan Trung ương là khoảng 271 tỷ đồng, tương đương 7,3% tổng chi định mức của các bộ, cơ quan Trung ương.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, quy định này cũng còn bất cập. Trên thực tế, việc tinh giản biên chế kéo dài trong cả năm nên cắt giảm toàn bộ kinh phí ngay từ đầu năm là chưa phù hợp. Một số bộ, cơ quan (đặc biệt là các cơ quan ngành dọc) có số lượng biên chế phải cắt giảm lớn là rất khó khăn. Đồng thời, nhu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc... để phù hợp với tình hình mới ngày càng lớn, nhưng nguồn kinh phí lại bị cắt giảm một cách cơ học gắn với giảm biên chế dẫn đến khó khăn trong công tác phân bổ, thực hiện.
Do đó, tới đây, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ sửa đổi quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2021 để sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, định mức sẽ chú trọng hơn yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội của vùng cũng như cả nước; thúc đẩy tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống Chính trị và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị quyết số 39-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương.
Theo ông Võ Thành Hưng, trong trước mắt cũng như lâu dài, chi ngân sách nhà nước phải sắp xếp lại, cơ cấu lại theo hướng thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, đồng thời đổi mới khu vực sự nghiệp công, nâng cao năng lực tự chủ, giảm phần chi trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị này.
Báo cáo của Chính phủ mới đây cho thấy, từ năm 2015 - 2019, số công chức được tinh giản là 10.047 người. Riêng năm 2019, ngân sách đã tiết kiệm 6.000 tỷ đồng nhờ giảm biên chế. Chỉ tính riêng tại một địa phương như TP. Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020 thông qua sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đã tiết kiệm chi thường xuyên số tiền lên tới hơn 13 nghìn tỷ đồng, dành nguồn cải cách tiền lương và chi cho đầu tư phát triển. |
Minh Anh
相关文章
随便看看