当前位置:首页 > La liga

【thanh hoa vs】Chốt chặt biên giới để ngăn đường cát nhập lậu tràn vào nội địa

Chốt chặt biên giới để ngăn đường cát nhập lậu tràn vào nội địa
Lực lượng hải quan tuần tra biên giới kịp thời phát hiện đối tượng vi phạm. Ảnh: HQQT.

Đường lậu bùng phát đe dọa của hàng chính hãng

Trong suốt một thời gian dài, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cũng như các cơ quan chức năng đã liên tục phát đi cảnh báo về việc đường nhập lậu từ Thái Lan tràn vào nước ta với khối lượng lớn, giá rẻ. Thậm chí, tại một số thời điểm, qua công tác kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường ở nhiều địa phương phát hiện các sản phẩm đường đóng gói, không ghi tên, không dán nhãn hàng hóa còn chiếm lĩnh thị trường, lấn át hàng chính hãng.

Khảo sát các hàng tạp hóa nhỏ lẻ ở nhiều địa phương có thể thấy, rất nhiều sản phẩm đường được đóng trong túi nhỏ có hình thức bao bì tương tự các sản phẩm đường sản xuất trong nước, với thông tin không đầy đủ, hạn sử dụng ngày sản xuất thì mờ nhòe, tẩy xóa. Thậm chí, kiểm tra các thông tin về doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại được ghi trên bao bì thì được xác nhận là không có thật. Theo ghi nhận từ các cơ quan chức năng, các gói đường này thường rẻ hơn so với đường chính hãng khoảng 1.600 đồng – 2.000 đồng/kg. Có loại đóng gói không đủ 1kg, đi kèm với nhiều kiểu gian lận khác nhau.

Chưa kể, ngoài các chi phí sản xuất, đóng gói, tiêu thụ, đường do các nhà máy sản xuất ra còn phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 5%, trong khi đường nhập lậu “trốn” được khoản thuế này. Như vậy, cứ mỗi tấn đường được tiêu thụ trót lọt, Nhà nước sẽ thiệt hại cả triệu đồng tiền thuế. 1 triệu tấn trót lọt, thiệt hại sẽ lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch VSSA, kể từ khi Việt Nam áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các nhà máy sản xuất đường trong nước đều nâng giá mua mía của bà con nông dân lên, tới nay đã 4 lần, đạt tới mức giá có thể bảo đảm cho người trồng có thu nhập từ nghề trồng mía. Tuy nhiên, việc nâng giá mua mía sẽ khiến giá đường cũng nhích tăng theo, cũng là một nguyên nhân không thể cạnh tranh với giá đường lậu. Người kinh doanh đường lậu có biên lợi nhuận quá lớn so với đường sản xuất, đó là nguyên nhân họ tìm đủ cách để hoạt động.

Đường nhập lậu chiếm lĩnh thị phần khiến đường sản xuất từ các nhà máy trong nước vô cùng khó khăn. Hệ lụy là công việc của hàng trăm công nhân, kế sinh nhai của hàng nghìn nông dân trồng mía và an ninh nông nghiệp ngành mía đường bị đe dọa.

Mặt trận lâu dài, thường xuyên, liên tục

Một thống kê từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, năm 2023, lượng đường cát lậu bị các đơn vị thành viên bắt giữ xử lý cũng lên tới gần 1 nghìn tấn với tổng số tiền xử lý vi phạm hàng tỷ đồng.

Nhận định trước tình hình buôn lậu đường diễn biến ngày càng phức tạp, lực lượng chức năng đã có kế hoạch tăng cường quản lý địa bàn, khai thác thông tin từ các hộ kinh doanh, lần ra dấu vết các đầu nậu. Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng xây dựng các cơ sở cung cấp thông tin, nắm bắt hoạt động vận chuyển từ các tụ điểm, phối hợp với lực lượng công an giám sát chặt các phương tiện, kiểm tra xác định vi phạm.

Với sự ra quân quyết liệt, tăng cường tuần tra siết chặt biên giới, trong khoảng từ trung tuần tháng 5/2024 trở lại đây, hoạt động của các đối tượng đã thuyên giảm rõ rệt. Đại tá Lê Văn Phương - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết, thời gian tới, đơn vị vẫn tiếp tục tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với lực lượng chức năng Lào ngăn chặn từ bên kia biên giới. Đồng thời, phối hợp tích cực các lực lượng biên phòng, công an, hải quan, quản lý thị trường đẩy mạnh đấu tranh, xử lý nghiêm. Đối với các trường hợp để hàng lậu vượt qua biên giới không xử lý, phát hiện được sẽ bị truy xét nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức nếu thấy có sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm.

Ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động buôn lậu đường không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Đó là mặt trận lâu dài, thường xuyên, liên tục. Trong trận chiến ấy, sự quyết tâm, trách nhiệm của lực lượng chức năng nơi cửa ngõ biên giới vẫn sẽ là giải pháp tốt nhất để ngăn đường lậu tràn vào nội địa./.

分享到: