当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【thứ hạng của young boys】Nhiều ưu đãi, doanh nghiệp đã thực sự hưởng lãi suất thấp? 正文

【thứ hạng của young boys】Nhiều ưu đãi, doanh nghiệp đã thực sự hưởng lãi suất thấp?

来源:Empire777   作者:World Cup   时间:2025-01-10 17:22:36
Tín dụng tăng,ềuưuđãidoanhnghiệpđãthựcsựhưởnglãisuấtthấthứ hạng của young boys lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh
Đến 16/4, tín dụng “bơm” ra nền kinh tế tăng 3,34%
Dự báo mặt bằng lãi suất và phí dịch vụ ngân hàng tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay vẫn chưa giảm tương xứng. Ảnh: Internet
Lãi suất cho vay vẫn chưa giảm tương xứng. Ảnh: Internet

Ưu đãi nhưng thời hạn ngắn

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến 16/4, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 9,4 triệu tỷ đồng, tăng 3,34% so với cuối năm 2020, trong khi cùng kỳ năm 2020 chỉ tăng 0,78%.

Cũng theo NHNN, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Theo tìm hiểu, hiện các ngân hàng đã đưa ra nhiều chương trình cho vay ưu đãi để phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực, lãi suất của Việt Nam vẫn còn cao khi so sánh với một số nước trong khu vực, do lạm phát của Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới; chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra của một số nước trong khu vực ở mức hơn 3%, nhưng tại Việt Nam chỉ khoảng 2,6%...

Như Vietcombank đã dành 30.000 tỷ đồng cho gói vay “Kinh doanh tài lộc” để cá nhân, hộ kinh doanh vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất 5,7%/năm đối với khoản vay dưới 6 tháng, 6,3%/năm đối với khoản vay từ 6-9 tháng, 6,9%/năm với khoản vay từ 10-12 tháng.

Còn tại MSB, từ nay đến 31/12/2021, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là khách hàng của MSB sẽ được vay vốn với lãi suất chỉ từ 6%/năm với VND và từ 3%/năm với USD.

Từ đầu tháng 4 đến hết tháng 6/2021, BIDV triển khai gói vay ngắn hạn “Kết nối – Vươn xa” mới với quy mô 60.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm đối với các khoản vay có kỳ hạn dưới 6 tháng hoặc chỉ từ 5,5%/năm đối với các khoản vay từ 6 tháng đến 12 tháng.

Tương tự, Agribank dành 30.000 tỷ đồng để triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trên phạm vi toàn quốc, với lãi suất 4,8%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 7,5%/năm đối với cho vay trung, dài hạn.

Mặc dù vậy, theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, mức lãi suất dù gọi là ưu đãi nhưng vẫn chưa tương xứng. Hơn nữa, những gói ưu đãi này thường diễn ra trong một khoảng thời gian, sau đó lại quay về mức lãi suất thông thường. Sau khoảng thời gian vay ưu đãi lãi suất 6%/năm thì khoản vay của doanh nghiệp sẽ về mức thông thường, lên tới 8-10%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Đặc biệt, vấn đề chung được nhiều doanh nghiệp đưa ra là không phải doanh nghiệp nào cũng được hưởng những gói lãi suất ưu đãi ngân hàng đưa ra; điều này càng khó hơn cả với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp bị giảm sút lợi nhuận trong thời gian dịch Covid-19.

Sẽ tiếp tục giảm lãi suất

Trong khảo sát các ngân hàng mới đây của NHNN, các ngân hàng đều dự báo mặt bằng lãi suất và phí dịch vụ tiếp tục giảm trong quý 2/2021 và cả năm 2021. Đáng lưu ý, tỷ lệ ngân hàng dự báo lãi suất giảm cao hơn so với tỷ lệ dự báo mặt bằng lãi suất tăng.

Bình quân toàn hệ thống, kỳ vọng mặt bằng lãi suất tính đến cuối năm 2021 về cơ bản xoay quanh mức lãi suất phổ biến ở cuối năm 2020. Nguyên nhân khiến lãi suất giảm là thanh khoản hệ thống dồi dào, dù thanh khoản quý 1/2021 đã thu hẹp đáng kể so với thời điểm cuối quý 4/2020. Dự báo trong quý 2/2021, tình hình thanh khoản được kỳ vọng cải thiện hơn quý trước.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng cho biết sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Theo lãnh đạo Sacombank, trong năm 2020 ngân hàng đã cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, phí hơn 8.300 tỷ theo Thông tư 01 của NHNN và triển khai 44.500 tỷ các gói tín dụng ưu đãi dành cho cá nhân và doanh nghiệp. Nên trong năm nay ngân hàng sẽ tiếp tục giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của NHNN.

Lãnh đạo TPBank cũng cho biết, ảnh hưởng của việc giãn nợ, không được dự thu có thể lên đến 400 - 500 tỷ đồng trong năm 2020, nhưng từ quý 4/2020 đa phần khách hàng đã trả được nợ nên lợi nhuận năm 2020 và 2021 của ngân hàng không bị ảnh hưởng. Do đó ngân hàng sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp.

Còn theo NHNN, cơ quan này cho biết sẽ giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận ngồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với điều hành cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ để tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh