Thông tin được cho biết khi Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra tại Bộ Giao thông vận tải về tình hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ,ửangayNghịđịnhliênquanGrabUbertaxixetảkết quả millwall u21 Thủ tướng giao. Liên quan tới hàng loạt vấn đề như xây dựng thể chế, chống ùn tắc giao thông và xử lý nạn xe dù bến cóc, xe quá tải trọng, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải nêu nhiều giải pháp, nhưng vấn đề nổi lên là sửa đổi Nghị định 86 về kinh doanh vận tải bằng ô tô. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đặt vấn đề, gần đây xuất hiện tình trạng xe hợp đồng trá hình khi Nghị định 86 cho phép các xe hợp đồng dưới 10 chỗ không phải đăng ký danh sách hành khách và điểm đón trả khách. “Vậy thì đây có phải là lỗ hổng chính sách không?”, Bộ trưởng đặt câu hỏi và nhắc lại tinh thần là đi cụ thể vào từng vướng mắc để tháo gỡ. Ông Trần Bảo Ngọc thừa nhận đây là lỗ hổng và cho biết sẽ bổ sung nội dung này khi sửa đổi Nghị định 86. Ông cũng bổ sung thêm nhiều quy định chưa chặt chẽ cần hoàn thiện như như điều kiện xe hợp đồng, đồng thời với các giải pháp như áp dụng phần mềm quản lý xe hợp đồng, xây dựng các bến xe, các điểm đón trả khách thuận lợi cho người dân… Nhận định đây là vấn đề cấp bách, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị chậm nhất là ngày 20/4, Bộ trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 86, tập trung vào 4 vấn đề mà doanh nghiệp phản ánh là gây khó khăn. Cụ thể là vấn đề quản lý được Uber và Grab; vấn đề quản lý được xe hợp đồng dưới 10 chỗ; quy định kinh doanh taxi phải có số lượng xe tối thiểu; và cách nào để những xe kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp có thể thủ tục đăng ký cấp giấy phép nhanh hơn… Bộ trưởng cũng đề nghị Bộ Tư pháp tập trung thẩm định dự thảo này trong thời gian ngắn nhất có thể. Còn Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa yêu cầu Vụ Vận tải bắt tay triển khai nhiệm vụ này ngay từ hôm nay, không đợi thông báo chính thức. Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, lẽ ra việc xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 86 có thể tiến hành nhanh hơn nếu tập trung vào 4 nội dung nói trên. Thời gian vừa qua, việc xây dựng dự thảo “hơi cầu toàn”, muốn sửa nhiều vấn đề khác, như ý kiến của Bộ Tư pháp là sửa tới khoảng 60% nội dung Nghị định 86. Nói thêm về việc quản lý Uber và Grab, ông Trần Bảo Ngọc cho biết vừa qua đề án của Grab đã được phê duyệt, nhưng đề án của Uber chưa được thông qua. Vì nhiều Bộ, ngành cho rằng đề án của Uber quá sơ sài, chỉ dài khoảng 5 trang giấy, lại chưa làm rõ được nhiều vấn đề đặt ra như trách nhiệm giữa các bên khi xảy ra tai nạn. Hơn nữa, hợp đồng điện tử để thay thế hợp đồng giấy cũng chưa đầy đủ thông tin… Trong thời gian qua, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và các chuyên gia cũng phản ánh rằng điều kiện kinh doanh vận tải còn rất nhiều bất cập, như yêu cầu số lương xe tối thiểu để hoạt động taxi là không phù hợp, hạn chế cạnh tranh. Một vấn đề khác liên quan tới Nghị định 86, là theo quy định, ôtô kinh doanh vận tải có trọng tải từ 3,5 đến dưới 7 tấn phải gắn phù hiệu lưu hành, nếu không sẽ bị phạt. Nhưng theo hướng dẫn tại Thông tư 63 của Bộ GTVT, muốn được cấp phù hiệu, doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung kinh doanh ngành vận tải hàng hóa bằng ôtô. Như vậy, những doanh nghiệp có xe tải để chở hàng của mình nhưng không phải là kinh doanh vận tải vẫn phải bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải mới được cấp phù hiệu. Điều này rõ ràng không hợp lý, hơn nữa thủ tục cấp phù hiệu cũng rất rườm rà, phức tạp./. Theo chinhphu.vn |