Số cas bệnh sốt xuất huyết (SXH) liên tục tăng cao qua các tuần là vấn đề đáng lo,Đnglodịchbệnhsốtxuấthuyếbảng xếp.hạng c1 đòi hỏi sự chủ động phòng, chống dịch bệnh của ngành y tế và cả người dân.
Chị Ng. dọn dẹp môi trường xung quanh nhà để hạn chế nơi muỗi đẻ trứng.
Nguy cơ gia tăng bệnh sốt xuất huyết
Mùa mưa là thời điểm SXH gia tăng, tuy nhiên, bệnh vẫn chưa có vắc-xin phòng cũng như thuốc đặc trị. Trước tình hình SXH như hiện nay, người dân cần phòng tránh bị muỗi đốt, phát hiện sớm, theo dõi và điều trị kịp thời các giai đoạn bệnh. Thực tế, nhiều người dân còn chủ quan do lầm tưởng SXH với sốt do vi-rút thông thường sẽ dần tự khỏi, dẫn đến tình trạng nhập viện trễ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Đến nhà chị Phan Thị Kim Ng., ở ấp Thị Tứ, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, có con trai 13 tuổi vừa khỏi bệnh SXH hơn 1 tuần, nhưng sức khỏe còn khá yếu, xanh xao. Chị Ng. bộc bạch: “Tôi có nghe thông tin trên báo chí về SXH nhưng cũng không để ý nhiều, cứ nghĩ bệnh không xảy ra. Đến khi con trai bệnh, tôi thấy sợ quá, may mắn là phát hiện kịp thời nếu không thì hậu quả khó lường”. Khi gia đình có thành viên bị SXH, người dân mới ý thức hơn trong vấn đề phòng bệnh. Chị Ng. đã tích cực dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh, đảm bảo thông thoáng, đốt nhang trừ muỗi,…
Đến hết ngày 24-7, toàn tỉnh có 218 cas bệnh SXH, tăng 133 cas so cùng kỳ. Các bệnh nhân SXH phân bố ở 63/76 xã, phường, thị trấn (chiếm khoảng 82,9%), thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố. Một số địa phương có số cas bệnh cao như huyện Phụng Hiệp (58 cas, tăng 34 cas), huyện Châu Thành (42 cas, tăng 30 cas), huyện Châu Thành A (50 cas, tăng 39 cas). Trong đó, huyện Châu Thành và Châu Thành A, các xã, thị trấn đều đã ghi nhận cas bệnh. Riêng các địa phương còn lại cũng nằm trong tình trạng báo động, khi mỗi nơi chỉ còn 1-2 xã, phường, thị trấn chưa ghi nhận SXH. Ông Lê Thành Xuân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp, nói: “Người dân chưa quan tâm nhiều đến vấn đề diệt lăng quăng, vệ sinh dụng cụ chứa nước cũng như việc kiểm soát môi trường, đã khiến số cas bệnh gia tăng. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền từ chiều rộng lẫn chiều sâu; y tế địa phương cũng chủ động giám sát môi trường, đặc biệt là những nơi có nguy cơ dịch bùng phát, chỉ số lăng quăng cao”.
Theo dự đoán của ngành y tế, bệnh SXH sẽ có khả năng tiếp tục tăng và bùng phát trên diện rộng trong thời gian tới. Do đó, để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do SXH gây ra, khi nghi ngờ bị bệnh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, không tự ý mua thuốc uống tại nhà. Ông Trần Văn Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A, cho biết: “Trước tình hình bệnh phức tạp và chưa có dấu hiệu chững lại, địa phương dự kiến trong tuần này sẽ tổ chức chiến dịch phòng, chống SXH đợt 3. Việc triển khai chiến dịch hy vọng sẽ nhận được sự đồng thuận, thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt tạo chuyển biến nhận thức sâu rộng từ người dân để cùng phối hợp với địa phương trong phòng bệnh SXH”.
Không chỉ có trẻ nhỏ mắc bệnh
Thời gian gần đây, số người bị bệnh SXH gia tăng, đặc biệt ghi nhận nhiều trường hợp là người lớn. Tính đến ngày 24-7, toàn tỉnh có 30 cas mắc SXH trên 15 tuổi, chiếm tỷ lệ 13,76% tổng số cas bệnh của tỉnh. Hầu hết, người dân đều nhầm tưởng bệnh thông thường, khá chủ quan, khi cảm thấy sốt, mệt thì ra tiệm mua thuốc về uống, lúc nặng mới vào bệnh viện cấp cứu, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Anh Lê Minh Tr., 22 tuổi, ở ấp 3, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, vừa xuất viện điều trị SXH 3 ngày qua. Trước đó, anh có dấu hiệu cảm, mệt mỏi toàn thân, đau đầu, dù uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, sau đó, xuất hiện nhiều chấm đỏ dưới da, nên đã nhanh chóng nhập viện điều trị. Anh Tr. nói: “Đó giờ tôi đâu bị SXH và cũng không nghĩ rằng đã lớn vẫn có thể bị bệnh. Tôi nằm viện điều trị hơn cả tuần, sức khỏe cũng ảnh hưởng nhiều nên giờ sợ lắm. Gia đình tôi đã chủ động diệt muỗi để bảo vệ sức khỏe các thành viên cũng như tránh ảnh hưởng mọi người xung quanh”. Mầm bệnh SXH cũng được lây truyền từ vùng dịch sang nơi không có, khi trước đó, anh Tr. đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo anh Tr., tại nơi làm việc có rất nhiều trường hợp bị bệnh SXH.
SXH đang ngày càng diễn biến phức tạp, tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của ngành y tế vẫn là sự hợp tác từ người dân. Một bộ phận không nhỏ người dân coi việc phòng, chống SXH là nhiệm vụ của riêng ngành y tế. Nhưng nếu không có sự chung tay cả cộng đồng thì công tác này sẽ không được thực hiện một cách triệt để, tạo ra những khoảng trống, không khống chế được sự phát sinh của mầm bệnh.
Tình hình thời tiết hiện nay rất thuận lợi để muỗi truyền bệnh sinh sôi, phát triển, tiềm ẩn nguy cơ SXH gia tăng vào những tháng cuối năm, nếu không có các biện pháp phòng, chống quyết liệt. Các địa phương cần thực hiện tốt công tác giám sát dịch, phát hiện sớm cas bệnh tại cộng đồng, khoanh vùng ổ dịch kịp thời, triệt để nhằm khống chế ngay khi mới xuất hiện. Mỗi người dân nên trở thành một cộng tác viên, ý thức hơn trong việc phòng bệnh cho bản thân và gia đình, phối hợp tốt với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi. Sự chung tay của toàn xã hội sẽ là chìa khóa thành công trong công tác phòng, chống SXH.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế, nói: “Tôi đề nghị các địa phương cần tập trung quyết liệt trong công tác phòng, chống SXH bởi bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Khi phát hiện dịch, cán bộ y tế cần xử lý đúng cách, triệt để ổ dịch. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phải tiến hành kiểm tra ở các địa phương có cas bệnh nhiều để hỗ trợ kịp thời, giúp ngăn chặn, khống chế bệnh lây lan. Ngoài ra, cần khôi phục các mô hình như nuôi cá bảy màu ở trạm y tế, trong trường học để diệt lăng quăng; vận động, tuyên truyền người dân làm tốt công tác vệ sinh môi trường”.
Các bệnh nhân SXH phân bố ở 63/76 xã, phường, thị trấn Đến hết ngày 24-7, toàn tỉnh có 218 cas bệnh SXH, tăng 133 cas so cùng kỳ. Các bệnh nhân SXH phân bố ở 63/76 xã, phường, thị trấn (chiếm khoảng 82,9%), thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố. Một số địa phương có số cas bệnh cao như huyện Phụng Hiệp (58 cas, tăng 34 cas), huyện Châu Thành (42 cas, tăng 30 cas), huyện Châu Thành A (50 cas, tăng 39 cas). Trong đó, huyện Châu Thành và Châu Thành A, các xã, thị trấn đều đã ghi nhận cas bệnh. Riêng các địa phương còn lại cũng nằm trong tình trạng báo động, khi mỗi nơi chỉ còn 1-2 xã, phường, thị trấn chưa ghi nhận SXH. |
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG