您现在的位置是:Thể thao >>正文

【không khoan nhượng bl】Triều Tiên thực sự thách thức Mỹ

Thể thao9846人已围观

简介Trước đây, khi nói đến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, giới chuyên m& ...

Trước đây,ềuTinthựcsựthchthứcMỹkhông khoan nhượng bl khi nói đến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, giới chuyên môn cho là chuyện xa vời, nhưng thời gian gần đây vấn đề này đã trở thành hiện thực. Đây là nỗi lo lớn của Mỹ và các quốc gia liên quan.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang tên lửa Hwasong-14 của Triều Tiên được phóng từ một địa điểm bí mật ngày 4-7. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Vụ phóng thử tên lửa xuyên lục địa thế hệ mới của Triều Tiên gần đây nhất đã thành công vượt xa ngoài dự đoán của cả Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Theo đó, tên lửa đã bay được 40 phút, đạt được độ cao 2.500km và bay được khoảng 930km, xa hơn bất kỳ tên lửa nào mà Triều Tiên từng thử trước đây. Phía Triều Tiên cũng đưa ra thông số tương tự, theo đó, quả tên lửa của nước này đạt được độ cao 2.802km trước khi phá hủy mục tiêu cách đó 933km ngoài biển. Vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên là lần thứ 2 nước này thử nghiệm các tên lửa hành trình mà theo Bình Nhưỡng là hoàn toàn có thể tiêu diệt được các mục tiêu trên đất Mỹ và Hàn Quốc “bất kỳ lúc nào nếu muốn”.

Theo các chuyên gia, vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên được cho là nhằm “gửi một lời cảnh báo mang tính chính trị” đến Mỹ và các đồng minh chủ chốt tại châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, vụ phóng tên lửa này cũng là nhằm hoàn thiện chương trình tên lửa hạt nhân của nước này. Hơn thế nữa, vụ phóng tên lửa lần này của Triều Tiên được tính toán hết sức kỹ lưỡng về thời điểm. Cụ thể, vụ phóng tên lửa lần này diễn ra trùng với thời điểm Quốc khánh Mỹ (4-7) và vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Trước đây, cả Mỹ và Hàn Quốc đều cho rằng Triều Tiên còn lâu mới có thể phát triển được tên lửa đạn đạo liên lục địa. Theo Mỹ và Hàn Quốc, tất cả những vụ thử tên lửa trước đây của Triều Tiên đều là các tên lửa tầm trung. Tuy nhiên, vụ thử tên lửa lần gần đây được coi là “một bước tiến lớn” giúp Triều Tiên hướng đến việc phát triển một loại tên lửa mang vũ khí hạt nhân có thể chạm đến bất kỳ khu vực nào trên đất Mỹ. Đây thực sự là nỗi lo của Mỹ và các quốc gia liên quan.

Ngay sau khi Triều Tiên phóng thành công tên lửa, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chia sẻ trên Twitter rằng: “Triều Tiên lại vừa phóng một quả tên lửa nữa. Nhà lãnh đạo Triều Tiên không còn gì tốt hơn để làm nữa hay sao? Thật khó tin rằng Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tiếp tục im lặng lâu hơn nữa. Có thể Trung Quốc sẽ có những động thái cứng rắn hơn nhằm vào Triều Tiên để chấm dứt vĩnh viễn hành động vô nghĩa này”. Chia sẻ của ông Trump phần nào cho thấy sự bất lực của Mỹ. Bởi lẽ, những động thái gia tăng trừng phạt và gia tăng hiện diện quân sự của Washington tỏ ra không hiệu quả với Bình Nhưỡng.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng lên tiếng chỉ trích gay gắt Triều Tiên về vụ phóng tên lửa lần này. Theo ông Abe: “Vụ phóng tên lửa mới nhất cho thấy rõ ràng rằng, mối đe dọa của Triều Tiên ngày càng gia tăng”.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Liu Jieyi ngày 4-7 cảnh báo, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang và có thể vượt khỏi tầm kiểm soát sau vụ phóng tên lửa nói trên của Triều Tiên. Theo ông Liu Jieyi, hệ quả của việc này “có thể rất tồi tệ”.

Riêng phía Hàn Quốc, kể từ khi lên nắm quyền ngày 10-5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nỗ lực cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Tuy nhiên, phía Triều Tiên không những không dừng các vụ thử tên lửa của mình mà còn đẩy mạnh việc này. Triều Tiên tuyên bố, nước này cần các loại vũ khí hạt nhân và tên lửa đủ mạnh để đối phó với “mối đe dọa ngày càng gia tăng từ quân đội Mỹ”.

Trong một diễn biến liên quan, mới đây Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã tiến hành phiên họp khẩn về vấn đề Triều Tiên, tuy nhiên các nước thành viên thường trực đã thể hiện những quan điểm trái chiều về cách thức đối phó với chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng. Theo đó, các Đại sứ Mỹ, Anh và Pháp kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua một nghị quyết mới có tính ràng buộc nhằm thắt chặt các lệnh trừng phạt Triều Tiên. Trong khi đại diện của Nga và Trung Quốc phản đối việc tăng cường bao vây kinh tế đối với Bình Nhưỡng. Cả Nga và Trung Quốc đều đề xuất giải pháp “tạm ngừng để đổi lấy tạm ngừng” có thể làm dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ-Nhật-Hàn tạm ngừng tập trận chung để đổi lại Triều Tiên tạm ngừng chương trình phát triển hạt nhân. Giải pháp nghe đơn giản nhưng thực hiện sẽ rất khó. Bởi lẽ, Mỹ và đồng minh Nhật, Hàn và cả Triều Tiên đều khó chấp nhận. Điều này đồng nghĩa căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên vẫn chưa thể giải quyết.

HN tổng hợp

Tags:

相关文章