发布时间:2025-01-25 11:37:20 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Ngày 23-10-2017,ỳvọnggỡldquothẻvagravengrdquothủysảdu doan ty so wap EC cảnh báo “thẻ vàng” thủy sản và yêu cầu Việt Nam thực hiện 9 khuyến nghị chống khai thác IUU. Sau 2 đợt kiểm tra vào tháng 5-2018 và tháng 11-2019, EC tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị và yêu cầu Việt Nam phải thực hiện, gồm: Khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác; thực thi pháp luật. Từ ngày 19 đến 29-10, EC đã kiểm tra tình hình thực hiện 4 nhóm khuyến nghị này, tập trung vào việc đi thực tế tại những cảng cá ở các tỉnh, thành phố ven biển. Sau lần kiểm tra này, kỳ vọng “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam sẽ được gỡ bỏ.
Được sự hướng dẫn của các ngành chức năng, ngư dân đã tuân thủ nghiêm những quy định về vùng đánh bắt hải sản, lắp thiết bị giám sát hành trình và ghi chép nhật ký đầy đủ - Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đánh giá về việc gỡ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam gặp nhiều trở ngại, các tỉnh, thành phố ven biển cho rằng, nguyên nhân một phần do nhận thức của một bộ phận ngư dân về IUU chưa cao. Theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 cũng như khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC), thuyền trưởng tàu cá từ 12m trở lên phải mang và viết nhật ký khai thác hải sản hằng ngày trong suốt hành trình vươn khơi. Nhật ký khai thác thủy sản được ghi bằng bản giấy có chữ ký của thuyền trưởng. Nếu là nhật ký điện tử thì phải có mã định danh theo từng tàu cá, do đơn vị cung cấp thiết bị cài đặt và số thứ tự chuyến biển trong năm tự động cập nhật. Trước khi tàu cập cảng, sổ này phải được nộp cho lực lượng chức năng tại các cảng cá để kiểm tra.
Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều ngư dân không mang theo nhật ký khai thác hải sản khi vươn khơi đánh bắt, mà để sổ này ở nhà cho vợ, con chép lại. Điều này dẫn đến tình trạng “vênh” thông tin giữa sổ nhật ký khai thác hải sản với Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia.
Ngoài ra, việc truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác thiếu chính xác, trong khi đây là một trong những nội dung quan trọng quyết định đến việc gỡ “thẻ vàng” IUU. Thực hiện khuyến nghị này, từ cuối năm 2017 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) liên tục kiểm tra và công bố danh sách cảng cá ở các tỉnh, thành phố ven biển được chỉ định để xác định nguồn gốc thủy sản khai thác. Tại các cảng cá được chỉ định, luôn có lực lượng liên ngành túc trực, thanh tra, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác thủy sản IUU. Điều này khiến một bộ phận ngư dân né tránh, chuyển sang cập bến tư nhân để bốc dỡ hàng hóa. Hoặc tàu cá từ tỉnh này chạy sang tỉnh kia để cập cảng bốc dỡ hàng hóa, bán sản phẩm.
Chính vì thực trạng “nơi khắt khe, chỗ lỏng lẻo” nên không thể kiểm soát được sản lượng khai thác, dẫn đến không thể truy xuất được nguồn gốc thủy sản. Điều này khiến EC đánh giá thấp nỗ lực thực hiện các khuyến nghị, dẫn đến việc gỡ “thẻ vàng” gặp nhiều khó khăn.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, không có tàu cá vi phạm IUU, mà chỉ có người điều khiển chiếc tàu đó vi phạm. Như vậy, mấu chốt của sự vi phạm là con người. Ngành chức năng phải tuyên truyền, vận động để không chỉ ngư dân, chủ tàu, thuyền trưởng mà cả đầu nậu, thương lái hiểu rõ hệ lụy của IUU đến cuộc sống của bản thân, gia đình. Qua đó cùng nhau ngăn ngừa, khắc phục IUU, cũng như tạo sự thay đổi trong việc khai thác và thu mua theo hướng có trách nhiệm, hướng tới lợi ích lâu dài, nhằm phát triển nghề cá bền vững. |
Thanh Trà (tổng hợp)
相关文章
随便看看