【đấu bóng đá hôm nay】Tiếp tục thực hiện cam kết thuế quan, tạo động lực phát triển kinh tế
Đột phá cải cách thể chế tạo động lực cho nền kinh tế phát triển | |
Việt Nam đang thực hiện trước thời hạn các cam kết tạo thuận lợi thương mại | |
Phát triển khu công nghiệp sinh thái hướng tới kinh tế xanh,ếptụcthựchiệncamkếtthuếquantạođộnglựcpháttriểnkinhtếđấu bóng đá hôm nay phát triển bền vững |
Ban hành các nghị định biểu thuế XNK ưu đãi nhằm tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước. Ảnh: T.Bình |
Tuân thủ đúng lộ trình cắt giảm thuế quan đã cam kết
Việt Nam đang thực hiện cam kết về thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong khung khổ 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và 2 Hiệp định thương mại song phương (PTA) với mức bao phủ hơn 80% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam gồm có: ASEAN, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN -Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Australia - New Zealand, ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc), Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Chi Lê, Việt Nam -Liên minh Kinh tế Á - Âu, Việt Nam - Liên minh châu Âu, Việt Nam - Anh, CPTPP, RCEP, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cuba.
Ngày 8/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP phê duyệt danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022 (Danh mục AHTN 2022). Nhằm thực hiện thống nhất với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam triển khai Danh mục AHTN 2022 (có hiệu lực từ ngày 30/12/2022) và thực hiện cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo, căn cứ nguyên tắc, thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất tại Điều 10, Điều 11 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 17 Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do/Hiệp định Thương mại (FTA/PTA) giai đoạn 2022-2027 có hiệu lực từ ngày 30/12/2022 để thay thế các Nghị định cho giai đoạn 2018-2022, theo đó đảm bảo thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế, hải quan, phù hợp với cam kết quốc tế.
Về cơ bản, các nội dung quy định tại các Nghị định nêu trên đều kế thừa toàn bộ các quy định tại các Nghị định ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các FTA/PTA giai đoạn trước đây (2018-2022) nhằm đảm bảo sự ổn định về chính sách, đồng thời tuân thủ đúng lộ trình cắt giảm thuế quan đã cam kết tại các hiệp định này. Các Nghị định phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp; đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; đảm bảo tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, Nghị định số 129/2022/NĐ-CP là nghị định biểu thuế đầu tiên để thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hiệp định RCEP. Các điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm: thuộc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên của Hiệp định; đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoá (bao gồm cả quy định về vận chuyển trực tiếp) và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định.
Việc ban hành các Nghị định nêu trên góp phần hoàn thiện việc xây dựng thể chế để tiếp tục triển khai thực hiện các cam kết thuế quan của Việt Nam theo các Hiệp định, qua đó, tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế Việt Nam.
Một số điểm mới đáng chú ý
Bên cạnh đảm bảo tính thống nhất và ổn định trong thực thi, các Nghị định cũng quy định một số nội dung mới. Trước hết, các Nghị định quy định về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho giai đoạn từ năm 2022 – 2027/2028 nhằm đảm bảo tính ổn định và dễ theo dõi cho doanh nghiệp. Trong số 17 FTA/PTA ban hành biểu thuế giai đoạn này, có 4 FTA đã hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế quan là ATIGA (2018), ASEAN - Trung Quốc (2020), ASEAN - Hàn Quốc (2021), ASEAN - Australia - New Zealand (2022). Việt Nam – Cuba sẽ hoàn thành lộ trình cắt giảm vào năm 2023.
Một điểm mới khác là các Nghị định làm rõ quy định về ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng hoá từ khu phi thuế quan, theo đó cho phép áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước trong trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện tương tự như hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, các nghị định có quy định về thuế xuất khẩu ưu đãi đối với một số Hiệp định gồm CPTPP, EVFTA, UKVFTA, theo đó, các Hiệp định này chỉ có quy định chung mà không có quy định cụ thể về các điều kiện để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi. Tuy nhiên, để đảm bảo kiểm soát được hàng hóa thực tế được nhập khẩu vào các lãnh thổ các nước theo đúng đối tượng và tránh gian lận thương mại, các Nghị định quy định điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi là có chứng từ vận tải và tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước trên. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan nộp đầy đủ chứng từ chứng minh hàng hóa thỏa mãn quy định và thực hiện khai bổ sung để áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi. Quá thời hạn 1 năm, hàng hóa xuất khẩu không được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định.
Cùng với đó, bổ sung Ceuta và Melila vào các vùng lãnh thổ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA.
Một điểm mới đáng chú ý là quy định về hướng dẫn áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong Hiệp định RCEP. Tại Biểu cam kết thuế RCEP của Việt Nam, ta áp dụng mức thuế khác nhau cho các đối tác khác nhau với diện mặt hàng có tính chất nhạy cảm riêng. So với các Hiệp định FTA Việt Nam đã tham gia, đây là nội dung mới giúp đảm bảo việc thực thi có hiệu quả mục tiêu đối xử thuế phân biệt giữa các nước thành viên trong Hiệp định RCEP (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand). Hướng dẫn về mức thuế suất RCEP áp dụng khác nhau giữa các Phụ lục Biểu thuế tại Điều 6 Nghị định nhằm nội luật hóa các quy định tại Điều 2.6 Hiệp định RCEP để giải quyết vấn đề liên quan đến quy tắc xuất xứ hàng hóa trong trường hợp một nước thành viên áp dụng mức cam kết thuế nhập khẩu khác nhau giữa các nước thành viên trong khuôn khổ Hiệp định RCEP.
(责任编辑:World Cup)
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm
- ·Đồng tình cao với nội dung sửa đổi của Bộ luật Tố tụng hình sự
- ·Kiểm tra, giám sát chất lượng nước
- ·Sập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tải
- ·Bất động sản phụ trợ khu công nghiệp
- ·Các tỉnh, thành phố tiếp tục ưu tiên tiêm vắc
- ·Hậu Giang giải ngân vốn đầu tư công đạt 74,4% kế hoạch
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·“Cuộc tiếp xúc cử tri đặc biệt” ngay tại Hội trường Diên Hồng
- ·Chuyên Gia AI
- ·Hiệu quả từ những dự án viện trợ của Chính phủ Nhật Bản trên địa bàn tỉnh
- ·Tuổi trẻ huyện Tân Trụ: Chung tay xây dựng nông thôn mới
- ·Hội thi Nhà nông đua tài thành phố Vị Thanh năm 2022
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Quan tâm giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
- ·VNPT Hậu Giang: Kết nối kỹ thuật hệ thống hội nghị trực tuyến tới 75 xã, phường, thị trấn
- ·Tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức của Hội Luật gia vững mạnh
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Malaysia thăm chính thức VN