当前位置:首页 > World Cup

【xem ti xo bong da lu】Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024 tăng về lượng, giảm về trị giá

Cả nước nhập khẩu 1,ậpkhẩuđậutươngthángnămtăngvềlượnggiảmvềtrịgiáxem ti xo bong da lu66 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng Thị trường nào cung cấp đậu tương nhiều nhất cho Việt Nam? Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1,59 triệu tấn, trị giá gần 825,81 triệu USD, giá trung bình 518 USD/tấn, tăng 8,3% về lượng, giảm 11,7% kim ngạch và giảm 18,4% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.

Trong đó, riêng tháng 9/2024 đạt 148.004 tấn, tương đương 71,8 triệu USD, giá trung bình 485,1 USD/tấn, tăng 12% về lượng và tăng 8,4% kim ngạch so với tháng 8/2024, giá giảm nhẹ 3,3%; so với tháng 9/2023 thì tăng mạnh 52,6% về lượng, giảm 23,3% về kim ngạch nhưng giảm 19,2% về giá.

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024 tăng về lượng giảm về trị giá
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu khô đậu tương lớn thứ 3 và nhập khẩu đậu tương lớn thứ 9 trên thế giới. Ảnh: Thế Hải

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024, chiếm 59% trong tổng lượng và chiếm 56,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, đạt 940.359 tấn, tương đương gần 469,81 triệu USD, giá 499,6 USD/tấn, tăng 17,2% về lượng, nhưng giảm 1,6% kim ngạch và giảm 16% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.

Thị trường lớn thứ 2 là Mỹ, trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 514.984 tấn, tương đương 275,58 triệu USD, giá 535 USD/tấn, chiếm 32,3% trong tổng lượng và chiếm 33,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 1,2% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch và giá giảm 21,6% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024 tăng về lượng, giảm về trị giá
Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tiếp đến thị trường Canada trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 97.710 tấn, tương đương 58,12 triệu USD, giá 594,8 USD/tấn, chiếm 6,1% trong tổng lượng và chiếm 7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng 21,1% về lượng, nhưng giảm 3,1% về kim ngạch và giá giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu từ thị trường Campuchia đạt 4.362 tấn, tương đương 3,16 triệu USD, chiếm 0,27 % trong tổng lượng và chiếm 0,38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng 862,91 % về lượng và tăng 799,4 % về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, ngô và đậu tương đều là những loại cây trồng quen thuộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích 2 loại cây trồng này còn nhỏ, năng suất cũng thua xa so với các quốc gia trên thế giới.

Hiện, sản lượng ngô và đậu tương còn khá khiêm tốn so với nhu cầu cần dùng. Thế nên, doanh nghiệp phải nhập lượng hàng lớn về phục vụ nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng như tiêu dùng trong nước.

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu khô đậu tương lớn thứ 3 và nhập khẩu đậu tương lớn thứ 9 trên thế giới. Trong 10 năm trở lại đây, mỗi năm nước ta tiêu thụ trung bình gần 2 triệu tấn đậu tương. Nhờ giá đậu tương giảm cùng với giá lợn hơi tăng cao, người chăn nuôi được hưởng lợi kép từ đầu năm đến nay.

Những tháng đầu năm 2024, thị trường đậu tương đã chứng kiến một loạt các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến giá cả. Từ tình hình thời tiết không ổn định đến biến động trong sản xuất và cung cấp, tất cả đã tạo ra một bức tranh đa chiều về xu hướng giá đậu tương.

Tình hình thời tiết không ổn định tại các khu vực sản xuất đậu tương quan trọng như Hoa Kỳ, Brazil và Argentina đang gây ra lo ngại đối với nguồn cung đậu tương trên thị trường toàn cầu. Các yếu tố như hạn hán, lũ lụt và cơn bão đã gây ra những tác động tiêu cực đối với quá trình trồng trọt và thu hoạch.

Sự biến động này đang tạo áp lực rất lớn tới các nhà sản xuất và xuất khẩu đậu tương cũng như đưa ra những thách thức mới trong việc quản lý rủi ro và ổn định giá cả trên thị trường toàn cầu.

Sự biến động trong sản lượng và cung cấp đã tác động mạnh mẽ đến thị trường toàn cầu, gây ra những dao động đáng kể trong giá cả và tình hình kinh doanh. Những biến động này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tình hình thời tiết bất ổn, chiến tranh thương mại giữa các quốc gia, chính sách nông nghiệp của các chính phủ, và thậm chí là sự kiện địa chính trị xảy ra tại các nước sản xuất chính.

分享到: