Empire777Empire777

【xem kết quả bóng đá giải ngoại hạng anh】Bảo vệ môi trường và phòng, chống dịch Covid

Cần ứng xử với thiên nhiên bằng sự nhân văn và trách nhiệm thực sự

Trao đổi với báo chí nhân ngày Ngày Môi trường thế giới năm 2021,ảovệmôitrườngvàphòngchốngdịxem kết quả bóng đá giải ngoại hạng anh ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho rằng, với sự thay đổi nhận thức, ý thức, hành vi của con người, ứng xử với thiên nhiên bằng sự nhân văn và trách nhiệm thực sự, chúng ta có thể hạn chế được tình trạng suy thoái của thiên nhiên. Nhân dịp này, đại diện Bộ TN&MT đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân phát huy đưa ra các sáng kiến, giải pháp và có các hành động cụ thể để phục hồi, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên của Việt Nam.

ngày-môi-trường.jpg
Viện Môi trường và Năng lượng Tái tạo phát động chương trình “Sứ giả môi trường hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới”. Ảnh: TL

“Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, các tổ chức, cá nhân cần căn cứ vào tình hình thực tế tại các địa phương và điều kiện thực tế tại cơ sở của mình để triển khai các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường, đảm bảo ưu tiên việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch. Bảo vệ môi trường và phòng, chống dịch bệnh là mục tiêu kép” – Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh.

Để truyên truyền về Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường, lãnh đạo Bộ TN&MT cho rằng, có thể tổ chức các hội thảo, tọa đàm theo hình thức trực tuyến như: Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; giới thiệu các mô hình, giải pháp phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Từng gia đình, người dân cần tập trung vệ sinh môi trường khu vực sinh sống, thu gom chất thải đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Đặc biệt, các địa phương cần tập trung nguồn lực để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân; đề nghị các địa phương cần tăng cường tổ chức thực hiện và giám sát công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch bệnh Covid-19 theo đúng quy định về quản lý chất thải; ưu tiên xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm cơ sở y tế và các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế tại địa phương để đảm bảo khoảng cách thu gom ngắn nhất từ nơi phát sinh tới cơ sở xử lý…

Chú trọng xử lý rác thải y tế phát sinh do dịch bệnh Covid-19

Đối với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, phải tích cực phối hợp, hỗ trợ việc xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương khác theo phạm vi hoạt động đã được cấp phép nhưng vẫn phải đảm bảo công suất xử lý chất thải đã được cấp phép và công tác xử lý chất thải y tế tại địa phương mình.

Đồng thời, tuyên truyền, cổ động các hoạt động để hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường đảm bảo phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19…

viet-nam.jpg
Chung tay bảo vệ môi trường. Ảnh: TL

Lãnh đạo Bộ TN&MT cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường 2020 là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý môi trường với nhiều điểm đột phá, hướng đến mục tiêu cao nhất là cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững; hay nói cách khác, yếu tố “thiên nhiên” là một trong những điểm nhấn quan trọng của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Thứ nhất, Luật Bảo vệ môi trường đã quy định một cách thống nhất chế định “di sản thiên nhiên”. Nội dung này hết sức quan trọng, thể hiện quan điểm rõ ràng của Việt Nam đối với một trong những tài sản giá trị nhất của trái đất, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta cũng như con cháu chúng ta. Nội dung này không chỉ thể chế hóa các cam kết quốc tế mà chúng ta đã ký kết, mà còn luật hóa thực tế hiện nay đang diễn ra mà thiếu một hành lang pháp lý rõ ràng, thống nhất.

Thứ hai, có thể nói yếu tố “thiên nhiên” được quy định toàn diện trong các công cụ về quản lý môi trường, trong đó có thể kể đến là việc phân hóa rõ ràng 2 nhóm đối tượng: tạo thuận lợi cho các hoạt động thân thiện với thiên nhiên, môi trường và tăng cường kiểm soát các hoạt động đầu tư, phát triển có khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới thiên nhiên, đa dạng sinh học. Điều này thể hiện rõ trong các quy định về quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, phân vùng môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường…

Để Luật Bảo vệ môi trường được thực thi trong đời sống, Bộ TN&MT đang tích cực hoàn thiện dự thảo nghị định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Dự thảo nghị định hướng đến mục tiêu bảo vệ bằng được các khu vực quan trọng của thiên nhiên, xây dựng cơ chế huy động mọi nguồn lực, thành phần trong xã hội, huy động xã hội hóa, huy động cộng đồng tham gia toàn diện vào việc quản lý, sử dụng bền vững các di sản thiên nhiên từ lăng kính của nguồn vốn tự nhiên, khai thác giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái. Phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương trong việc quản lý các di sản thiên nhiên theo địa bàn lãnh thổ, đồng thời làm rõ trách nhiệm quản lý của các cơ quan Trung ương.

Vào đúng Ngày Môi trường thế giới (5/6/2021), Liên Hợp quốc đã chính thức khởi động Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái (2021 - 2030). Việt Nam - một thành viên tích cực của quốc tế trong hành trình bảo vệ thiên nhiên sẽ huy động sự chung tay của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân để hạn chế sự suy giảm của đa dạng sinh học, sự mất mát của các hệ sinh thái, vì sự bền vững của tương lai./.

Thùy Dương

赞(575)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【xem kết quả bóng đá giải ngoại hạng anh】Bảo vệ môi trường và phòng, chống dịch Covid