“Sức khỏe” 12 đại dự án “đắp chiếu”: Nhà máy đạm Ninh Bình vẫn ngập trong nợ nần | |
“Sức khỏe” 12 đại dự án “đắp chiếu”: Lối nào cứu gang thép Thái Nguyên?ứckhỏeđạidựánđắpchiếuHoágiảinútthắtcủaCôngtyTàuthuỷDungQuấstuttgart vs frankfurt | |
“Sức khỏe” 12 đại dự án “đắp chiếu”: Sự hồi sinh của Nhà máy xơ sợi Đình Vũ | |
Số phận 12 đại dự án thua lỗ hiện ra sao? |
Hiện tại, Công ty DQS vẫn tiếp tục có các đơn hàng thi công đóng mới, sữa chữa cho một số các tàu hàng dịch vụ của các đơn vị trong ngành, tuy nhiên giá trị các đơn hàng này không lớn. Ảnh: ST. |
Quyết toán hợp đồng EPC
Công ty DQS là DN được bàn giao từ Vinashin (nay là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ-SBIC) về Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) từ tháng 6/2010. Suốt thời gian dài, vướng mắc lớn nhất của Công ty là phải chịu gánh nặng tài chính lớn do thua lỗ từ thời kỳ chủ sở hữu là Vinashin; đồng thời chi phí tài sản cố định quá lớn trong khi không có khách hàng để khai thác hết công suất các hạng mục đã đầu tư. Ngoài ra, cơ sở vật chất của Công ty còn thiếu và chưa đồng bộ, nhiều hạng mục công trình đầu tư còn dở dang, chưa hoàn thành công tác quyết toán.
Theo báo cáo cập nhật mới nhất của Bộ Công Thương: 3 tháng đầu năm nay, doanh thu của Công ty ước đạt 103,94 tỷ đồng. Trước đó, năm 2018, tổng doanh thu của Công ty đạt 446,78 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 3,79 tỷ đồng.
Bộ Công Thương nêu rõ: Công ty DQS là một trong 8 DN, dự án thua lỗ ngành Công Thương hiện có vướng mắc, tranh chấp đối với Hợp đồng tổng thầu (EPC). Dự án này vẫn đang tiếp tục làm việc để giải quyết các tranh chấp nhưng chưa thống nhất được với các nhà thầu về phương án giải quyết tranh chấp và các giải pháp xử lý cuối cùng. Bên cạnh đó, Công ty DQS cũng còn vướng mắc đối với quyết toán hoàn thành dự án. Mặc dù các bên đã tích cực, chủ động tìm kiếm các giải pháp để xử lý, tuy nhiên, do các khó khăn, vướng mắc đối với Hợp đồng EPC cũng như công tác định giá tài sản nên hiện vẫn chưa xử lý được.
Đề cập sâu tới vấn đề này, báo cáo mới đây Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký, nêu rõ: Đến nay, việc thực hiện quyết toán Hợp đồng EPC dự án xây dựng Nhà máy Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất - Giai đoạn 1 vẫn chưa đạt được thống nhất giữa SBIC-chủ thể của Hợp đồng EPC và PVN/DQS. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, SBIC là chủ thể của hợp đồng EPC có trách nhiệm quyết toán theo quy định; PVN/DQS tiếp tục phối hợp với SBIC trong quá trình thực hiện.
Công ty DQS đã có ý kiến với SBIC đối với các nội dung gồm: Công ty DQS thống nhất sẽ hoàn trả kinh phí thực hiện kiểm toán quyết toán hợp đồng EPC. Đối với việc lựa chọn đơn vị tư vấn kiểm toán Hợp đồng EPC, Công ty DQS đề nghị SBIC phối hợp để chuyển giao nguyên trạng phần công việc kiểm toán quyết toán Hợp đồng EPC trong Hợp đồng kiểm toán số 041/VACO-HĐ-XD ngày 6/9/2010 đã ký kết giữa Công ty DQS và Kiểm toán VACO từ chủ thể DQS sang SBIC đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành. Đối với việc lựa chọn đơn vị kiểm định thiết bị, Công ty DQS đề nghị SBIC chủ động lựa chọn đơn vị kiểm định theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước để thực hiện kiểm định về tính năng, công suất của các thiết bị có sự thay đổi về số lượng và thông số kỹ thuật so với thiết kế ban đầu cũng như tư vấn đánh giá về giá của các thiết bị có sự thay đổi tăng/giảm công suất hoặc tăng/giảm số lượng thiết bị. Chi phí cho việc thuê đơn vị kiểm định và tư vấn đánh giá về giá sẽ được các bên (SBIC/DQS và Liên danh YMC -Transtech) phối hợp làm rõ để đảm bảo tuân thủ theo ý kiến chỉ đạo của các cấp thẩm quyền. “Hiện tại, các bên đang phối hợp để tiến hành công tác kiểm toán quyết toán, kiểm định thiết bị để tiến hành quyết toán Hợp đồng EPC theo đúng quy định”, báo cáo của Chính phủ nêu rõ.
Xác định giá trị tàu 104.000 DWT
Bên cạnh xác định giá trị hoàn thành quyết toán Hợp đồng EPC dự án xây dựng Nhà máy Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất - Giai đoạn 1, xác định được giá trị tàu chở dầu 104.000 DWT để thực hiện chuyển giao dự án tàu là vướng mắc nổi cộm mà Công ty DQS phải đối mặt hiện nay.
Liên quan đến các dự án thua lỗ ngành Công Thương, trong thông báo mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giao Bộ Tư pháp khẩn trương tổng hợp ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan để hoàn thành báo cáo tổng hợp các kiến nghị của các tập đoàn, tổng công ty về giải quyết các vướng mắc của Hợp đồng EPC, đề xuất lộ trình và giải pháp xử lý từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và PVN khẩn trương xử lý theo thẩm quyền để giãn, giảm mức khấu hao tài sản của một số dự án, DN thuộc PVN trên cơ sở phương án tổng hợp đề xuất của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Ngoài ra, các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương sẽ phải làm việc với PVN và SBIC khẩn trương thống nhất định giá tàu 104.000 DWT của Công ty DQS để gửi Kiểm toán Nhà nước hoàn thành kết quả định giá trong thời gian sớm nhất.
Về vấn đề này, báo cáo Chính phủ vừa gửi đại biểu Quốc hội nêu chi tiết: Ngay từ ngày 4/5/2018, Bộ Công Thương đã có Công văn số 3489/BCT-DKT chỉ đạo PVN và Công ty DQS khẩn trương rà soát, hoàn tất các thủ tục, hồ sơ xác giá trị tàu chở dầu 104.000 DWT theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước tại Công văn số 558/KTNN-CN VI ngày 16/4/2018 để đảm bảo thực hiện đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Thông báo số 428/TB-VPCP ngày 13/9/2017 của Văn phòng Chính phủ. Hiện tại, PVN và Công ty DQS đang thực hiện các nội dung công việc theo chỉ đạo Bộ Công Thương. PVN đã có văn bản gửi Bộ Tài chính báo cáo tình hình chuyển giao và những vướng mắc, kiến nghị nhận giá trị tàu là 819 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2010 - 2016, sau khi được PVN tái cơ cấu, bổ sung nguồn vốn, Công ty DQS hoạt động chủ yếu dựa vào các hợp đồng đóng mới, sửa chữa với các đơn vị thuộc PVN. Tuy nhiên, nguồn hợp đồng từ các đơn vị thuộc PVN ngày càng giảm, trong khi Công ty không đủ điều kiện để tham gia các hoạt động đấu thầu do các khoản nợ và lỗ lũy kế từ giai đoạn trước quá lớn. Hiện tại, Công ty vẫn tiếp tục có các đơn hàng thi công đóng mới, sữa chữa cho một số các tàu hàng dịch vụ của các đơn vị trong ngành, tuy nhiên giá trị các đơn hàng này không lớn. |