Phát biểu trước báo giới,ạpvàcácchủnợđạtthỏathuậnvềgóicứutrợtỷbảng xếp hạng giải u23 châu á Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Euclid Tsakalotos nói: "Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận ở cấp làm việc trong tất cả các vấn đề và chúng tôi hài lòng".
Theo kế hoạch, Hy Lạp sẽ hoàn thành 95 cam kết trong tháng 12 này, trong đó có lĩnh vực nhạy cảm như cải cách dịch vụ công và phúc lợi xã hội, cũng như các biện pháp nhằm tự do hóa thị trường năng lượng và thúc đẩy tư nhân hóa...
Về phần mình, trong thông báo riêng cùng ngày, nhóm các chủ nợ tại Athens khẳng định: "Các định chế tài chính châu Âu đã đạt được thỏa thuận ở cấp làm việc với giới chức Hy Lạp. Văn bản pháp lý này sẽ được trình lên Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) trong ngày 4/12”.
Thỏa thuận cuối cùng dự kiến được phê chuẩn tại hội nghị Bộ trưởng tài chính Eurogroup ngày 22/1/2018, với điều kiện Quốc hội Hy Lạp thông qua các cải cách nói trên.
Kể từ năm 2010, Hy Lạp đã nhận được 3 gói cứu trợ với tổng trị giá lên tới hơn 350 tỷ Euro. Sau 2 gói cứu trợ đầu tiên, Athens vẫn không đáp ứng được thời hạn chót trả nợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ Euro với thời hạn giải ngân 3 năm đã được thông qua năm 2015 với điều kiện Hy Lạp phải thực hiện đầy đủ các cải cách kinh tế như đã cam kết.
Tuy nhiên, gói cứu trợ thứ ba này chỉ có sự trợ giúp của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) mà không có IMF.
Tính đến cuối tháng 9/2017, Hy Lạp đã nhận được hơn 221 tỷ Euro từ các định chế tài chính châu Âu và 11,5 tỷ Euro từ IMF.
Sau 7 năm thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" và cải cách, Hy Lạp hy vọng gói cứu trợ thứ ba này sẽ là gói cứu trợ cuối cùng đưa nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhất trong lịch sử nước này./.
Theo TTXVN