【lịch thi dau epl】Điểm nghẽn nào cần tháo gỡ để thị trường khoa học và công nghệ phát triển ?
Thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) nước ta nói chung và Hậu Giang nói riêng đang từng bước phát triển,Điểmnghẽnnocầnthogỡđểthịtrườngkhoahọcvcngnghệphttriểlịch thi dau epl mang lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường này cũng còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế cần được khắc phục để phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.
Thị trường KH&CN cần được quan tâm, đẩy mạnh bằng việc tăng cường quảng bá, trao đổi, chuyển giao các sản phẩm nghiên cứu, sáng tạo. Trong ảnh: Một đợt giới thiệu sản phẩm khoa học - công nghệ tại thành phố Cần Thơ.
Có quan tâm, đầu tư
Thị trường KH&CN là môi trường pháp lý, đầu tư và thương mại, nơi diễn ra quan hệ giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hóa KH&CN, được vận hành dưới sự định hướng, điều tiết và hỗ trợ của Nhà nước. Trong một hội nghị toàn quốc mới đây với chủ đề liên quan nói trên, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, đã nhấn mạnh: “Thị trường KH&CN là một bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo. Nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa, dịch vụ và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”.
Từ năm 2011 đến nay, bộ máy quản lý nhà nước về thị trường KH&CN đã được hình thành và từng bước kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. Trên 800 tổ chức trung gian thị trường KH&CN các loại đã được hình thành. Trong đó, có hơn 20 sàn giao dịch công nghệ tại các địa phương, 1 sàn giao dịch vùng Duyên hải Bắc bộ, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin KH&CN, Nền tảng dữ liệu và dịch vụ sở hữu công nghiệp (IPPlatform.gov.vn) đang hoạt động có hiệu quả. Công tác xúc tiến thị trường KH&CN tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. Giá trị giao dịch hàng hóa KH&CN tăng với tốc độ bình quân hàng năm đạt 20,9%. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị trung bình giai đoạn 2016-2020 đạt 12,47%, tăng 16,82% so với giai đoạn 2011-2015.
Tại Hậu Giang, thị trường KH&CN ngày càng được quan tâm, đầu tư. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để phát triển KH&CN nói chung và thị trường KH&CN nói riêng. Gần đây nhất là Quyết định số 1403 ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh ban hành Chương trình phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, được ban hành tại Quyết định số 569 ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó, thị trường KH&CN của tỉnh ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.
Qua việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN, nhiều thành tựu về KH&CN đã được tạo ra, đóng góp vào sự phát triển chung. Trong tỉnh đã hình thành mạng lưới với 6 tổ chức KH&CN, 3 doanh nghiệp KH&CN, tạo ra nhiều sản phẩm, cung cấp dịch vụ KH&CN, đóng góp vào thị trường KH&CN của tỉnh và của cả nước. Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân ngày càng quan tâm, lưu ý đến tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 360 văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong khi năm 2004 chỉ có 3 văn bằng được cấp.
Tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh hoạt động thông tin về KH&CN. Tính đến hết tháng 10, tỉnh đã xuất bản 10 số Bản tin KH&CN với hơn 5.780 bản. Cấp phát 1.000 bản Tạp chí KH&CN Việt Nam. Thực hiện các chuyên trang, chuyên mục về KH&CN trên báo, đài địa phương và đưa hơn 200 tin, bài lên trang web của Sở KH&CN tỉnh. Qua đó, giúp các thành tựu về KH&CN được lan tỏa và trao đổi trên địa bàn tỉnh.
Tháo gỡ điểm nghẽn…
Bên cạnh những mặt làm được, thị trường KH&CN nước ta cũng còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế nhất định. Mặc dù đã được quan tâm, nhưng hiện nay, pháp luật về thị trường KH&CN vẫn còn bất cập, thiếu sự đồng bộ. Thị trường KH&CN còn thiếu vắng các tổ chức trung gian có uy tín, kinh nghiệm, đặc biệt là các tổ chức trung gian điển hình, có khả năng dẫn dắt mạng lưới các tổ chức trung gian. Việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các viện, trường đại học còn khá hạn chế. Hoạt động giao dịch, mua bán công nghệ hiện nay chủ yếu là mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư, trong khi yếu tố chuyển giao công nghệ còn rất hạn chế hoặc không có.
Trong khi đó, tại Hậu Giang và các địa phương, thị trường KH&CN cũng còn một số điểm nghẽn. Bà Lê Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết: “Nguồn nhân lực về KH&CN của tỉnh còn hạn chế, đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu, đặc biệt là thiếu cán bộ đầu ngành giỏi, cán bộ trẻ có trình độ, chuyên môn cao trong các lĩnh vực chuyên sâu. Việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN từ các viện, trường vào sản xuất còn hạn chế. Bên cạnh đó, mặc dù các nhà khoa học đã có kết quả nghiên cứu nhưng việc đưa các nghiên cứu ấy vào ứng dụng trong sản xuất vẫn còn điểm nghẽn”.
Nguyên nhân chủ yếu là do Hậu Giang không có lợi thế tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu có năng lực mạnh để tạo nguồn cung công nghệ. Các doanh nghiệp của tỉnh chưa có xu hướng đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa. Thêm vào đó, việc thiếu kiến thức về các vấn đề liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, quy định phân chia lợi nhuận trong các hoạt động chuyển giao KH&CN cũng là rào cản lớn, làm cho việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu thiếu sự đồng bộ, chặt chẽ. Vì vậy, thị trường KH&CN của tỉnh đang có phần trầm lắng hơn so với các địa phương khác trong vùng và cả nước…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo: “Phát triển thị trường KH&CN phải lấy nghiên cứu khoa học làm nền tảng, nhà khoa học là động lực và doanh nghiệp là trung tâm, phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Huy động tối đa các nguồn lực từ khu vực tư nhân và hợp tác quốc tế. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới sản phẩm và dịch vụ, tích hợp cao về công nghệ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu và chiếm lĩnh thị trường quốc tế,…”. |
Bài, ảnh: ĐANG THƯ