Khác với việc nắp bình nhiên liệu của ô tô dùng động cơ đốt trong thường nằm ở 2 bên hông phía sau thân xe,Đâulàvịtríđặtcổngsạctốiưutrênôtôđiệlịch đá la liga các nhà sản xuất hiện nay chưa có quy chuẩn chung cho vị trí lắp đặt cổng sạc trên ô tô điện.
Với từng cách bố trí, sẽ có những ưu và nhược điểm riêng tùy theo tình huống sử dụng.
Đâu là vị trí đặt cổng sạc tối ưu trên ô tô điện? |
Thay thế vị trí nắp bình xăng
Một trong những cách chọn vị trí cổng sạc cho xe điện quen thuộc và phổ biến nhất là thế chỗ nắp bình xăng/dầu của ôtô truyền thống. Tiếp đó, tùy theo nhà sản xuất mà cổng sạc sẽ được lắp ở bên phải hoặc bên trái thân xe, gần với trụ C.
Điểm cộng lớn nhất của thiết kế này là giúp người dùng không phải thay đổi quá nhiều thói quen sử dụng khi chuyển từ ô tô truyền thống sang xe điện khi vị trí nạp năng lượng được giữ nguyên.
Mẫu xe điện cỡ nhỏ BMW i3 có cổng sạc nằm bên phải thân xe để thuận tiện cho việc sử dụng trụ sạc trên vỉa hè. Ảnh: BMW, Wired. |
Bên cạnh đó, quyết định bố trí cổng sạc ở đâu còn có thể liên quan đến yếu tố kỹ thuật khi thiết kế. Theo chuyên trang xe điện InsideEvs, mẫu xe điện đầu tiên của BMW, chiếc BMW i3 khi mới ra mắt vào năm 2013 có vị trí cắm sạc ở phía sau bên phải vì 2 lý do.
Đầu tiên là để tiết kiệm chi phí linh kiện điện tử và giảm khối lượng khi cổng sạc nằm gần với cụm pin và khối động cơ đặt ở cầu sau.
Lý do thứ 2 liên quan đến việc sử dụng khi i3 được bán ra ở nhiều nước châu Âu lái xe bên tay phải bố trí các trạm sạc trên vỉa hè, lúc này vị trí cắm sạc nằm bên phụ sẽ thuận tiện nhất khi dừng đỗ và nạp năng lượng.
VinFast VF e34 có vị trí cổng sạc tương tự ôtô truyền thống giúp người dùng cảm thấy quen thuộc khi sử dụng. Ảnh: VinFast. |
Hiện nay, nhiều hãng xe trên thế giới chọn cách bố trí cổng sạc cho xe điện nằm ở phía sau bên hông với thiết kế nắp đậy giống với nắp bình xăng, danh sách có thể kể đến BMW, Mercedes-Benz, Volkswagen, VinFast…
Với riêng Tesla, hãng xe điện Mỹ đặt cổng sạc ở bên hông trái và thiết kế nắp đậy liền lạc với cụm đèn hậu. Thiết kế này gần tương tự việc thay thế nắp bình xăng và có thêm ưu điểm là tăng tính thẩm mỹ cho ngoại thất cho các dòng xe điện gồm Model 3, S, Y và X.
Giống với cổng sạc của xe hybrid
Phương pháp bố trí cổng sạc xe điện phổ biến kế tiếp cũng nằm bên hông, nhưng vị trí được dời lên phía trước, cạnh hốc bánh xe và trụ A.
Đây vốn là nơi cắm điện thường thấy trên các mẫu xe plug-in hybrid (PHEV) vốn có 2 nắp đậy bên hông, một cho nắp bình xăng và một cho cổng sạc pin. Dù vậy, đây không hẳn là một giải pháp nhằm tận dụng các bố trí sẵn có mà được một vài hãng xe lựa chọn có chủ đích.
Vị trí cắm sạc cạnh vị trí ra vào của người lái giúp nhắc nhở việc rút nguồn hoặc cắm sạc. Ảnh: Audi. |
Theo Mary Smith, thành viên của bộ phận phát triển xe điện Ford Electrified Vehicle Technology Integration, hãng xe Mỹ bố trí cổng sạc phía trước bên trái nhằm giữ cho bộ phận này ở trong tầm nhìn của người lái, góp phần giúp hạn chế tình huống quên rút dây trước khi di chuyển hoặc quên cắm sạc.
Ngoài Ford, General Motors, Audi hay Porsche cũng chọn cách bố trí cổng sạc này.
Tuy vậy, tại những quốc gia và vùng lãnh thổ quy định lái xe bên trái và vô-lăng xe nằm bên phải, các mẫu xe có cổng sạc nằm bên trái phía trước sẽ không phát huy được ưu điểm kể trên, thậm chí ít nhiều còn dễ khiến người lái quên rút/cắm dây sạc khi cần thiết.
Ngoài ra, một hạn chế khác của cách bố trí cổng sạc phía bên tài là gây bất tiện khi cần sử dụng trụ sạc trên vỉa hè. Lúc này dây sạc có thể không đủ dài, hoặc cổng sạc cắm ra bên ngoài gây cản trở các phương tiện khác lưu thông.
Người lái cần lựa chọn vị trí và hướng đỗ xe để thuận tiện cho việc sử dụng trạm sạc. Ảnh: Audi, InsideEvs. |
Để khắc phục các hạn chế này, Audi e-tron GT hay Porsche Taycan được bố trí cổng sạc ở cả 2 bên, giúp người lái chủ động chọn lựa phương án cắm sạc thuận tiện nhất.
Cổng sạc nằm ở trước đầu xe
Số ít nhà sản xuất chọn bố trí nơi cắm sạc ngay phía trước đầu xe. Nắp đậy được ngụy trang thành mặt ca-lăng hoặc lưới tản nhiệt giả, giúp tổng thể ngoại hình của xe trông liền lạc hơn.
Số ít ô tô điện trên thị trường có nơi cắm sạc nằm trước đầu xe. Ảnh: Hyundai. |
Dù không có lý giải chính thức nào dành cho cách thiết kế này, nguyên nhân có thể tương tự như cách BMW bố trí cổng sạc của i3, tức tối giản các linh kiện điện tử và giảm khối lượng.
Các mẫu ôtô điện có cổng sạc nằm phía trước như Nissan Leaf hay Hyundai Kona EV đều có động cơ điện đặt ở cầu trước và liên kết với cụm pin nằm dưới sàn. Bên cạnh đó, cách bố trí này cũng có ít nhiều tác dụng “nhắc nhở” người lái tháo sạc hoặc cắm nguồn cho xe khi vị trí cổng sạc nằm ngay phía trước.
Cổng sạc nằm phía trước buộc người lái phải tiến xe vào vị trí đổ để có thể kết nối được với nguồn điện. Ảnh: Nissan. |
Tuy vậy, vị trí cổng sạc này dễ bị hư hỏng khi xe gặp tai nạn trực diện ở phần đầu. Ngay cả khi va chạm không quá mạnh cũng có thể khiến vị trí sạc bị hư hại và phải sửa chữa.
Thêm vào đó, do cổng nguồn nằm ở mũi xe nên người lái buộc phải tiến xe vào vị trí dừng đỗ để có thể cắm sạc. Điều này có thể gây bất tiện khi lùi xe ra khỏi bãi, hoặc không thể tiếp cận trụ sạc khi một vài bãi xe ở nước ngoài có quy định chỉ được phép lùi xe vào vị trí đỗ.
Theo ZingNews
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những điều nhiều người quan tâm khi sử dụng ô tô điện
Khác với xe dùng động cơ đốt trong truyền thống, ô tô điện có những khác biệt về động cơ và một vài vấn đề trong quá trình sử dụng.