【kết quả bóng đá cup c2】Bài 2: Giữ vững cân đối ngân sách, đảm bảo nguồn lực cho phát triển

bai 2 giu vung can doi ngan sach dam bao nguon luc cho phat trien

Đảm bảo dự toán thu ngân sách để có nguồn cân đối cho đầu tư phát triển. (Ảnh: Trần Việt)

Coi DN là trung tâm để nuôi dưỡng nguồn thu

Nhìn tổng quan về thu ngân sách, giai đoạn trước năm 2000 Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ thu ngân sách so với GDP thấp. Thời gian đầu 1998-2003 tỷ trọng thu ngân sách trên GDP tăng dần, và đến năm 2003 thì tỷ trọng này khá ổn định quanh mức trung bình 25%.

Thời kỳ tái cấu trúc kinh tế cũng là thời kỳ mà tỷ lệ huy động vào ngân sách trên GDP của Việt Nam giảm liên tục và tiệm cận mức huy động thời kỳ thấp nhất vào những năm cuối 1990-2000. Năm 2012 đạt 22,6% và năm 2014 đạt 21,5%. Như vậy mặc dù trong quá trình tái cấu trúc, nền kinh tế suy giảm tốc độ tăng trưởng, nhu cầu chi ngân sách cao nhưng Chính phủ vẫn cố gắng giảm mức huy động ngân sách để hỗ trợ DN thực hiện tái cấu trúc.

Điều này cũng tác động rõ rệt đến nguồn thu, tuy nhiên trong bối cảnh tháo gỡ khó khăn cho DN, Chính phủ đã buộc phải thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế nhiều năm trong giai đoạn 2011-2015. Từ năm 2008- 2013, để tháo gỡ khó khăn cho DN, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành và áp dụng nhiều giải pháp về miễn, giảm, giãn các loại thuế. Tổng số tiền thuế, lệ phí được giảm, giãn giai đoạn này là hơn 34.000 tỷ đồng, trong đó số tiền thuế TNDN được giảm, giãn là 21.630 tỷ đồng; thuế GTGT là 9.256 tỷ đồng; lệ phí trước bạ là 3.366 tỷ đồng.

Nhìn lại cả giai đoạn 2011-2015, thu NSNN gặp nhiều khó khăn khi các nguồn thu chủ đạo đều suy giảm như thu từ dầu thô, thu từ khối DN hay huy động trái phiếu Chính phủ... Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế được dự báo khả quan, nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng giai đoạn này thấp hơn kế hoạch đề ra. Các yếu tố đó đã ảnh hưởng tới tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính- ngân sách của ngành Tài chính. Điều đó đã được chứng minh trong thực hiện nhiệm vụ ngân sách những năm gần đây.

Năm 2014, Quốc hội giao thu NSNN là 782,7 nghìn tỷ đồng. Trong tổ chức thực hiện, bằng các giải pháp chỉ đạo điều hành quyết liệt kết hợp với các giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN, kết quả tổng thu đạt 863,52 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so với dự toán.

Năm 2015, với quyết tâm cao ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan tập trung triển khai quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp chống thất thu ngân sách, chuyển giá, trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương mại...

Để chủ động trong điều hành NSNN trong điều kiện giá dầu giảm mạnh, Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời. Tuy ngân sách có hụt ở các khoản thu từ dầu nhưng các khu vực khác lại đạt và vượt mức đề ra. Ước tính, hết năm 2015, tổng thu NSNN vượt dự toán 16.400 tỷ đồng, tăng 1,8% so dự toán.

Để hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách trong nhiệm kỳ vừa qua, ngành Tài chính đã chủ động triển khai nhiều giải pháp như: Thu đòi nợ thuế; tăng cường kỷ cương, kỷ luật ngân sách; tiết giảm chi tiêu công; không ban hành các chính sách làm tăng chi ngân sách; tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại...

Kìm chế chi ngân sách, ổn định kinh tế vĩ mô

Nhận định về công tác quản lý NSNN trong báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội trước Quốc hội vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã tăng cường quản lý NSNN, tuy nhiên, cân đối NSNN còn nhiều khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, chi thường xuyên lớn, bội chi còn cao.

Về chi ngân sách, quá trình tái cơ cấu nhiều DN và ngành nghề gặp nhiều khó khăn, nhu cầu hỗ trợ từ phía Nhà nước còn lớn. Thêm vào đó, đầu tư tư nhân giảm sút cần phải tăng đầu tư công. Như vậy có thể thấy nhu cầu chi ngân sách trong thời kỳ này là rất cao.

Chính phủ đã kiên định thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô; coi ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu đảm bảo cho quá trình tái cơ cấu thành công. Do đó mặc dù tỷ lệ huy động vào ngân sách giảm, nhu cầu chi lớn từ năm 2009 đến nay tỷ lệ chi ngân sách trên GDP của Việt Nam liên tục giảm đến năm 2011 đạt 26,94% sau đó tăng lên vào năm 2012 đạt 31,61% và giảm dần từ đó đến nay và đến năm 2014 tỷ lệ chi ngân sách của Việt Nam trên GDP đạt 27,18% thấp hơn mức của các nước đang phát triển ở châu Á.

Đây là những nỗ lực to lớn của Việt Nam trong việc kìm chế chi ngân sách để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, khi xu hướng chi ngân sách trên GDP của Việt Nam liên tục tăng đều đặn từ 1998 đến 2009.

Theo tính toán, hiện nay Việt Nam có tỷ lệ chi ngân sách trong GDP thấp hơn so với mặt bằng chung của nhóm nước đang phát triển châu Á và thuộc nhóm thấp và trung bình so với thế giới. Tuy nhiên do tỷ lệ huy động thấp, nhu cầu chi lớn nên từ năm 2012 trở lại đây Việt Nam đang phải chịu tỷ lệ bội chi ngân sách khá lớn và luôn trên 5%.

Thời gian qua, bội chi ngân sách cơ bản được duy trì ở mức trên, dưới 5% GDP. Bình quân giai đoạn 2001-2005 là 4,9% GDP. Giai đoạn 2006-2010, trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, để tăng nguồn lực thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đã phải bội chi ngân sách ở mức cao hơn, bình quân giai đoạn này là 5,1% GDP.

Giai đoạn 5 năm 2011-2015, mục tiêu bội chi ngân sách theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội là giảm dần để đến năm 2015 xuống dưới 4,5% GDP. Thực tế, mức bội chi ngân sách năm 2011 là 4% GDP, năm 2012 là 4,3% GDP. Dự toán năm 2013 là 4,8% GDP.

Tuy nhiên, do điều kiện thu ngân sách khó khăn, Chính phủ đã trình Quốc hội điều chỉnh mức bội chi lên 5,3% GDP. Năm 2014 Quốc hội quyết định mức bội chi ngân sách bằng 5,3% GDP. Tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIII (vào tháng 6-2015), Quốc hội đã biểu quyết thông qua quyết toán NSNN năm 2013, theo đó bội chi ở mức 6,6% GDP.

Theo Bộ Tài chính, sở dĩ mức bội chi NSNN các năm qua vẫn ở mức cao so với mục tiêu theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội là do trong bối cảnh kinh tế phát triển không thuận và những khó khăn nội tại của nền kinh tế cũng như tác động suy giảm của kinh tế thế giới, tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn dự kiến và thấp hơn so với giai đoạn trước, ảnh hưởng đến thu NSNN.

Cũng trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Quốc hội ban hành nhiều chính sách về thu NSNN theo hướng thực hiện cắt giảm, điều chỉnh một số loại thuế nhanh hơn dự kiến để tăng khả năng cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho DN...

Bên cạnh mặt tích cực, trong ngắn hạn các giải pháp này cũng tác động làm thu NSNN năm 2015 không tăng nhiều so với năm 2014; trong khi sức ép bố trí chi NSNN năm 2015 rất lớn để tăng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ và chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã được ban hành. Chính vì vậy, Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép duy trì mức bội chi NSNN năm 2015 ở mức cao. Về định hướng cho thời gian tới, Chính phủ đã xác định mục tiêu để cơ cấu lại ngân sách, tăng thu, giảm bội chi, giữ vững an ninh tài chính quốc gia.

Có thể nói, thời gian qua, trong công tác xây dựng dự toán NSNN hàng năm, Bộ Tài chính đã quán triệt nguyên tắc huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia. Trong đó, chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ, đúng chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức, trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao.

Trong điều kiện phát sinh nhiều khó khăn, thách thức, công tác tổ chức điều hành thu, chi NSNN được triển khai quyết liệt, phấn đấu hoàn thành đến mức cao nhất nhiệm vụ thu NSNN để có nguồn đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán và xử lý kịp thời các nhiệm vụ cấp thiết về quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.

Thời gian qua Chính phủ đã kiên định thực hiện các nhóm giải pháp điều hành tài chính- ngân sách. Trong đó, tập trung sức tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất- kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN, đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, quyết tâm giảm mạnh thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội... Đây có thể coi là giải pháp đột phá, trọng tâm được Chính phủ quyết tâm trong điều hành để cải thiện tình hình sản xuất- kinh doanh của DN, góp phần nuôi dưỡng nguồn thu. Ngoài ra, tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về quản lý thu NSNN, phấn đấu tăng thu từ nội địa và xuất nhập khẩu ở mức cao nhất để bù cho số giảm thu từ dầu thô, để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN cả giai đoạn 5 năm.