【kết quả bóng đá aff hôm nay】Kinh tế Việt Nam: 5 năm nhìn lại

时间:2025-01-11 02:33:50 来源:Empire777

kinh te viet nam 5 nam nhin lai

Một góc Quận 1,ếViệtNamnămnhìnlạkết quả bóng đá aff hôm nay TP.HCM. Ảnh: HTV.

GDP năm 2015 đạt 6,68%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua (năm 2011 tăng 6,24%; năm 2012 tăng 5,52%; năm 2013 tăng 5,42% và năm 2014 tăng 5,98%). Bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 5,9%/năm. GDP/người năm 2015 đạt 2.228 USD. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10% (năm 2014 tăng 5,8%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, nếu trừ yếu tố giá, tăng 8,7% (cùng kỳ năm trước tăng 5,7%); chỉ số CPI cả năm ước chỉ tăng khoảng 1% so với tháng 12-2014, là mức thấp nhất trong 10 năm qua; xuất khẩu tăng 10%, nếu tính cả giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 18%/năm; nhập siêu đã giảm, xuống còn 3,6% kim ngạch xuất khẩu.

Dù một bộ phận doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; tính bền vững của sự ổn định nền kinh tế chưa vững chắc, nhưng năm 2015 đã đạt 13/14 chỉ tiêu kế hoạch. Có thể nói, nền kinh tế nước ta đã thực sự ở vào giai đoạn ổn định, tạo tiền đề tốt cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Kinh tế vĩ mô ổn định, thể chế kinh tế được cải thiện

Nếu so với tình hình kinh tế-xã hội 5 năm trước, thì năm 2015 bức tranh kinh tế của nước ta diễn biến khá tích cực, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững trong những năm tới. Các chỉ báo về kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tỷ giá, thanh khoản của ngân hàng thương mại; xuất-nhập khẩu… tiếp tục được cải thiện so với các năm trước.

Một trong 3 đột phá chiến lược thực hiện trong 5 năm qua (Chiến lược của 10 năm 2011-2020) là hoàn thiện thể chế kinh tế, với sự ra đời của Hiến pháp 2013, ban hành nhiều bộ luật và đạo luật nhằm cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Phá sản, Luật Kế toán, Luật Thống kê… Nhìn chung trong 5 năm qua sự hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính hệ thống và liên quan đến hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự đổi mới hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh tế đều hướng đến 2 mục tiêu: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nước và hội nhập với khu vực và thế giới.

Từ năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19 và nâng cấp Nghị quyết này trong năm 2015 trong nỗ lực cải cách hành chính công, với mục tiêu giảm thời gian khai thuế, thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa ở các cửa khẩu đạt trình độ các nước ASEAN - 6 và tiến tới ASEAN-4.

Trong 5 năm qua, với tinh thần “chủ động và tích cực” hội nhập, nước ta đã ký kết hàng chục Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới, chính thức thực hiện theo lộ trình những cam kết của khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ đầu năm 2016, đặc biệt là kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với kỳ vọng các nước thành viên sẽ hoàn tất thủ tục để đi vào hoạt động từ đầu năm 2018. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm quan hệ ngoại thương, tín dụng và đầu tư tiếp tục phát triển tích cực, vị thế kinh tế của nước ta ngày càng được nâng cao trên thị trường khu vực và thế giới.

Trong 5 năm qua các chính sách và giải pháp Chính phủ thực thi đều kiên trì với 3 mục tiêu ưu tiên đề ra từ năm 2011: Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường để có tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó đã thực hiện thành công bước đầu tái cơ cấu 3 lĩnh vực ưu tiên: Đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tức là vừa ứng phó các vấn đề ngắn hạn vừa giải quyết các vấn đề trung, dài hạn đang đặt ra tương đối đồng bộ.

Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức trước mắt, nhưng rõ ràng bức tranh kinh tế Việt Nam bước vào năm 2016 có nhiều tín hiệu tích cực và lạc quan hơn thời kỳ chuyển tiếp từ 2010 sang 2011.

Thách thức

Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng trình bày tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII cũng đã nêu rõ 9 nhóm vấn đề còn hạn chế yếu kém, trong đó về kinh tế đang tồn tại các vấn đề đáng lưu ý như: Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; cân đối ngân sách Nhà nước còn khó khăn, bội chi còn cao; nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn; chất lượng tín dụng chưa cao, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém còn khó khăn; huy động nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước còn hạn chế; tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm… Trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 nhiều chỉ tiêu về kinh tế không đạt được như: Tốc độ tăng GDP (bình quân 5,9%/ năm so với mục tiêu từ 6,5-7%/năm); tổng đầu tư xã hội/GDP, đặc biệt các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng tăng trưởng đều chậm được cải thiện.

Tuy từ giữa năm 2013 nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu phục hồi, nhưng tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm. Việc giảm giá lương thực thực phẩm trên thị trường thế giới trong những năm gần đây cùng với sự chậm tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp đã đưa nền sản xuất nông nghiệp nước ta đứng trước viễn cảnh rất khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm lại và sẽ khó khăn hơn khi mở cửa thị trường nội địa. Nền công nghiệp gia công kéo dài, công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển dẫn đến nhiều ngành công nghiệp khó tồn tại khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan, trước mắt là khu vực AEC. Thị trường tài chính phát triển chưa thực sự đồng bộ, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm chưa đóng vai trò là kênh tạo vốn trung - dài hạn cần thiết cho nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng thương mại đang trong giai đoạn tái cơ cấu phải đảm nhận phần lớn nguồn vốn ngắn hạn lẫn trung - dài hạn cho nền kinh tế nên vẫn đang gặp khó khăn. Trong 5 năm qua kênh đầu tư công đã có tác động đáng kể đến sự tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng, nhưng trong những năm tới phải cắt giảm nợ công, giảm lượng trái phiếu Chính phủ phát hành nên dư địa của chính sách tài khóa kích thích tổng cầu sẽ không còn nhiều. Bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu quả chưa có giải pháp để tinh gọn, mà còn có khả năng tăng thêm trong các năm tới, khi triển khai các luật mới về tổ chức bộ máy Nhà nước.

Năm 2016 mở ra triển vọng kinh tế lạc quan

Với bối cảnh kinh tế chung như đã trình bày, tuy kinh tế vĩ mô tương đối ổn định và tăng trưởng đang phục hồi, nhưng trong năm tới còn nhiều khó khăn, vừa phải giải quyết những vấn đề đang tồn tại ngắn hạn, vừa phải thực hiện các mục tiêu trung-dài hạn liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; giải quyết vấn đề suy giảm trong sản xuất nông nghiệp; chuẩn bị điều kiện để hội nhập khu vực và quốc tế, nhất là thực hiện các hiệp định kinh tế đa phương và song phương thế hệ mới. Ngày 10-11-2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, xác định mục tiêu tổng quát năm 2016 là: “Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp…”.

Về mặt chính sách, trong năm 2016 vẫn kiên trì áp dụng các chính sách nhằm tăng cường các yếu tố ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời có sự linh hoạt hơn về chính sách tài khoá và tiền tệ nhằm hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp, nông thôn; lĩnh vực xuất khẩu. Nghị quyết của Quốc hội đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó có một số giải pháp về kinh tế như: Điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt, nhất là tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ nợ công, cơ cấu lại thu chi ngân sách Nhà nước, xử lý có hiệu quả nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ đọng thuế, triệt để thực hành tiết kiệm; tập trung tháo gỡ khó khăn cho khu vực kinh tế trong nước, thực hiện các giải pháp có hiệu quả hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, cải thiện môi trường đầu tư…; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, gian lận thương mại; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng…

Tuy giữa chính sách và thực tiễn của cuộc sống vẫn có khoảng cách nhất định, nhưng nhờ vào những cải cách về thể chế kinh tế đã và đang triển khai, tạo điều kiện cho nền kinh tế vận hành mang tính thị trường hơn, nguồn lực xã hội có điều kiện huy động tốt hơn và nhất là những thách thức trong hội nhập cũng chính là cơ hội để vượt qua những hạn chế của chính mình để phát triển. Năm 2016 còn nhiều khó khăn, nên chưa thể kỳ vọng đến một sự tăng trưởng đột phá nào đó, nhưng hy vọng sẽ khởi đầu tốt cho kế hoạch 5 năm 2016-2020 và nhất là chuẩn bị điều kiện cần thiết cho giai đoạn phát triển mới khi TPP có hiệu lực.

推荐内容