您的当前位置:首页 > World Cup > 【soi kèo góc mu】Thăng trầm với nghề giấy dó 正文

【soi kèo góc mu】Thăng trầm với nghề giấy dó

时间:2025-01-09 13:04:54 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Giấy dó Đống Cao thường có độ bền cao, mỏng và dai. Ảnh: Mai ĐanNghề thủ công giấy dó ở Đống Cao khô soi kèo góc mu

giấy dó

Giấy dó Đống Cao thường có độ bền cao,ăngtrầmvớinghềgiấydósoi kèo góc mu mỏng và dai. Ảnh: Mai Đan

Nghề thủ công giấy dó ở Đống Cao không biết có tự bao giờ, nhưng theo cuốn gia phả cổ nhất của dòng họ Ngô hiện nay vẫn còn giữ, thì nghề này có từ thế kỉ 15.

Nghề lắm công phu

Theo chỉ dẫn của người dân, tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Tâm ở thôn Dương Ổ (Đống Cao), một trong những gia đình hiếm hoi còn giữ được nghề. Đập vào mắt tôi đầu tiên là khung cảnh ngổn ngang của xưởng giấy, đặc biệt là cái mùi hăng hắc thoát ra từ bể ngâm nguyên liệu và bể seo giấy. Khi tôi tới, trong nhà có tới 5 lao động đang làm việc, mỗi người một công đoạn.

Qua trò chuyện, anh Tâm cho hay từ năm 14 tuổi đã được cha mẹ truyền dạy cách thức làm giấy dó. Cho tới nay anh đã gắn bó với nghề này được 31 năm.

Theo anh Tâm, làm giấy dó đòi hỏi người thợ phải có tay nghề và thật sự đam mê, bởi để tạo ra được những tờ giấy dó đẹp phải trải qua rất nhiều công đoạn. Tính sơ sơ từ cây dó cho đến khi ra một tờ giấy cũng phải mất gần 10 công đoạn, tức là gần một tháng mới hoàn thiện được.

Vỏ dó mang về được tách hết lớp vỏ đen, phơi khô chừng 3 nắng, sau đó chặt từng khúc nhỏ 50 phân nhúng qua nước vôi và cho vào thùng phuy nấu trong khoảng 16 tiếng. Qua nhiều công đoạn sơ chế, bột dó được cho vào bể có pha thêm chất phụ gia để seo giấy. Các tập giấy sau đó được ép khô rồi tách từng tờ đóng lại thành tập trước khi xuất bán.

làm giấy dó
Người thợ đang tỉ mỉ sơ chế.

Được biết, hiện tại gia đình anh Tâm làm khoảng 20 loại mẫu mã giấy, chủ yếu là giấy vẽ nghệ thuật, kích cỡ lớn nhất là 79 x 109, loại bé 20 x 30. Với loại giấy cỡ lớn nhất có giá 350.000 đồng/tờ. Sau khi trừ đi tất cả chi phí nguyên vật liệu, thuê nhân công, lãi thu về mỗi tháng đạt khoảng 40%. Trung bình mỗi ngày làm 2 vợ chồng anh lãi được 600.000 đồng.

Các sản phẩm giấy dó nhà anh Tâm chủ yếu được dùng để vẽ tranh Đông Hồ và bồi vá tài liệu. Anh Tâm cho biết, vì giấy dó Đống Cao có độ bền cao, dai, thấm nước và không bị mất màu.

Hiện tại, việc tiêu thụ giấy dó của gia đình anh chủ yếu dựa vào khách hàng quen như làng tranh Đông Hồ, Cục lưu trữ Quốc gia 3, Cục lưu trữ Quốc gia 1, Viện nghiên cứu Hán nôm, thi thoảng có đoàn khách nước ngoài đến thăm và mua nhưng với số lượng không đáng kể và thường phải sản xuất theo yêu cầu.

Khó giữ nghề

Bắt kịp với nhu cầu thị trường, hầu hết các gia đình tại làng nghề Đống Cao đã chuyển sang làm giấy công nghiệp. Thực tế, việc sản xuất giấy công nghiệp đã giúp người dân làng nghề từ những người làm giấy thủ công trở thành những ông chủ xí nghiệp, nhà máy giấy với hàng trăm công nhân.

Trong khi đó, lớp trẻ hiện nay không mấy mặn mà với nghề truyền thống của cha ông để lại. Chỉ tính riêng việc đi làm công nhân, mỗi tháng cũng kiếm được 6 – 7 triệu /tháng, mà công việc không đòi hỏi tay nghề và tỉ mỉ như làm giấy dó.

làm giấy dó
Các tờ giấy được xếp chồng lên nhau, nén cho kiệt nước.

Khi được hỏi về dự định mở rộng cơ sở sản xuất, anh Tâm chỉ lắc đầu: trước giờ chưa hề nghĩ tới. “Làm giấy dó bây giờ chẳng lãi là bao. Nguồn nguyên liệu để làm giấy dó phải mua từ Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Thái, nhưng việc khai thác tự nhiên đang dần cạn kiệt trong khi người dân trên đó không trồng thêm cây dó mới. Phần vì đầu ra không ổn định, giá thành rẻ mà nhiều khi giấy sản xuất ra bị tồn kho", anh Tâm ngậm ngùi.

Anh Tâm cho biết thêm, gia đình chưa có phương án nào để bảo tồn vì thiếu nhân công có tay nghề, muốn cải tiến thì phải đợi theo yêu cầu của khách. Bình thường nếu giấy dó truyền thống thì chỉ bán được mấy chỗ quen, còn khách nước ngoài đặt hàng thì phải in màu, vì họ mua về làm ra các sản phẩm khác đẹp hơn như sổ tay, túi xách…còn gia đình thì không đủ sức để làm vì chi phí khá cao.

Tâm sự với tôi, anh Tâm lo ngại, sau này không còn ai làm nghề giấy dó nữa. Trong thâm tâm, gia đình anh chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ định hướng cho con cái theo nghề của cha ông để lại. Bởi vì theo anh, muốn làm được giấy dó phải bắt đầu học từ nhỏ, đến tầm 16, 17 tuổi là có thể bắt đầu làm, tầm 20 tuổi có thể thành nghề được./.

Mai Đan