Học sinh Trường THCS thị trấn Khe Tre tiếp thu bài giảng thông qua chương trình dạy học trên truyền hình
Đến tận nhà học sinh
Thường xuyên ghé thăm nhà các em học sinh trong đợt nghỉ học do ảnh hưởng dịch COVID - 19 là hình ảnh quen thuộc của cô Trương Thị Hiệp Hòa,ànhgiáodụcNamĐôngLinhhoạtgiúphọcsinhtiếpthukiếnthứtỷ số thụy điển hôm nay giáo viên Trường THCS thị trấn Khe Tre trước khi có Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Theo cô Hòa, với các em học sinh khối lớp 9 học thông qua truyền hình, sau khi tiếp thu bài giảng đều được các giáo viên bộ môn của trường theo sát giải đáp các vấn đề thắc mắc và ra thêm bài tập. Với việc phát triển của mạng xã hội như hiện nay, việc giao tiếp giữa thầy và trò trở nên dễ dàng hơn thông qua Facebook, Zalo…; các em sau khi hoàn thành bài tập có thể gửi lại cho giáo viên bằng cách chụp ảnh nên không cần tiếp xúc trực tiếp.
Em Đinh Thị Huỳnh Nhi (thôn Đa Phú, xã Hương Phú), học sinh lớp 9 Trường THCS thị trấn Khe Tre chia sẻ, tuy không hiệu quả như học trực tiếp tại trường, nhưng việc học thông qua truyền hình giúp các em bổ sung kiến thức trong thời gian dài nghỉ dịch ở nhà. Nhờ thầy cô theo sát đôn đốc việc học và hỗ trợ giảng bài khi cần thiết giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.
Cô Dương Thị Lệ Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Khe Tre cho biết, việc triển khai các hình thức học tập thông qua hệ thống công nghệ thông tin như truyền hình, phần mềm E - Learning do VNPT hỗ trợ bước đầu đã thu được một số hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên, do nhiều gia đình còn hạn chế về cơ sở vật chất khiến nhà trường gặp không ít khó khăn trong việc triển khai. Tại thôn Phú Mậu (xã Hương Phú), có 5 em học sinh gia đình không có tivi nên nhà trường đã bố trí chuyển sang thôn Đa Phú cùng xã để học chung tại nhà của các em học sinh khác. Sau khi có Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để các em học tại chỗ, tránh di chuyển.
“Với học sinh khối lớp 6,7 và 8, nhà trường thống nhất để các em học sinh bổ sung kiến thức thông qua chương trình dạy học trên kênh Hà Nội 2. Thầy cô giáo có nhiệm vụ đôn đốc, hỗ trợ học sinh thông qua các kênh thông tin liên lạc; tránh tình trạng tới tận nhà như trước kia nhằm tuân thủ quy định về cách ly xã hội”, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Khe Tre thông tin thêm.
Linh hoạt theo điều kiện của địa phương
Ông Lại Quốc Trình, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đông cho biết, việc dạy và học trong mùa dịch trên địa bàn huyện được các trường triển khai tùy vào tình hình thực tế của mỗi địa phương.
Qua nắm tình hình, đa phần các trường đều chỉ đạo giáo viên ra bài tập cho các em học sinh thông qua mạng xã hội và các ứng dụng liên lạc, sau đó thu lại bài cũng bằng hình thức tương tự để chấm điểm động viên, giúp các em không bỏ bê việc học trong thời gian nghỉ dài ngày. Với các em học sinh tiểu học, việc trao đổi bài tập sẽ do phụ huynh đảm nhận.
Tuy nhiên, hình thức trên khó có thể triển khai tại các xã định canh, định cư, người dân còn nhiều khó khăn, hạn chế về thiết bị công nghệ. Các thầy cô giáo tại đây đã linh hoạt bằng cách bố trí các hộc tủ đựng bài tại nhiều điểm cách xa nhau trong trường, phụ huynh có nhiệm vụ hỗ trợ đến nhận và trả bài tập tại đó thay các em học sinh định kỳ hằng tuần. Một số trường có cách làm triệt để hơn khi sử dụng các điểm công cộng tại xã để nhận và trả bài; như Trường THCS Long Quảng (xã Thượng Long) bố trí điểm nhận và trả bài tại mỗi nhà sinh hoạt thôn.
Hiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã triển khai phầm mềm E - learning do VNPT tài trợ ở các khu vực có điều kiện công nghệ thông tin thuận lợi như: thị trấn Khe Tre, xã Hương Phú… Ông Lại Quốc Trình đánh giá, nhìn chung, các em học sinh khá hào hứng và tiếp thu tốt các kiến thức thông qua các biện pháp dạy học linh hoạt. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận thiếu ý thức tự học, giáo viên chủ nhiệm các trường đã phối hợp tốt cùng gia đình để thường xuyên đôn đốc, kèm cặp và động viên các em.
“Trước mắt, để thực hiện nghiêm chỉ thị cách ly toàn xã hội, phòng đã chỉ đạo các trường không phân công giáo viên đến nhà học sinh như trước đây, các hoạt động trao đổi bài vở 100% phải thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, sử dụng các bài giảng sẵn có trên mạng, đã qua kiểm duyệt để có sự sàng lọc, chuẩn hóa kiến thức, giúp học sinh tiếp cận các nguồn kiến thức chính thống”, ông Trình thông tin.
Bài, ảnh: Minh Nguyên