Dù ra mắt chỉ số VN30 hay kéo dài giao dịch sang buổi chiều (HOSE vừa có thông báo khẩn rằng,ấpkhởichờtínhiệumớdu doan chelsea thông tin từ 20-2 sẽ giao dịch cả buổi chiều là không chính xác!!!), thì đó cũng chỉ là những giải pháp kỹ thuật, không phải là cái gốc khiến thị trường tăng điểm ổn định. Tuy nhiên, chưa đầy 10 phiên giao dịch kể từ sau Tết Nguyên đán, VN-Index đã tăng 9,33%, còn HNX-Index đã tăng 8,4%.
Rất nhiều nghi vấn quanh việc tăng giá của cổ phiếu đã được tung ra trên các mặt báo: rằng có hay không việc đẩy giá của các “đại gia” để “thoát hàng”; có hay không việc đẩy giá để “lướt sóng”; có hay không việc tái xuất giang hồ của một số “đội lái”? Bên hành lang thị trường còn có tin đồn giật gân hơn: “30 công ty chứng khoán sẽ bị rút giấy phép hoạt động!”, thị trường vì thế sẽ “trong sạch” hơn, an toàn hơn, nên tăng điểm trước để đón đầu.
Ngoài tin đồn, đà tăng điểm của giá cổ phiếu gần như chưa tìm được một điểm tựa nào hợp lý. Tuy nhiên, sự khởi sắc của giá cổ phiếu đang kéo một bộ phận nhà đầu tư quan tâm trở lại với chứng khoán, dù họ đã hoặc chưa chính thức rót tiền vào thị trường.
Năm 2011, TTCK và thị trường bất động sản đã suy giảm nặng nề, khiến hoạt động của nhiều DN, nhiều chủ thể trong nền kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ. Trước yêu cầu từ Chính phủ về việc cần ưu tiên thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết 11/NQ-CP, cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản nới dần tín dụng bất động sản (một số loại hình vay đầu tư bất động sản không còn trong nhóm tín dụng phi sản xuất). Riêng với cho vay đầu tư chứng khoán, NHNN không thể hiện quan điểm nới hay không nới trong công văn này.
Nguồn tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, cơ quan chức năng đang tiếp tục đề nghị NHNN xem xét và đưa ra quan điểm mới về tín dụng chứng khoán. Từ phía UBCK, Chủ tịch UBCK đã nhiều lần góp ý và kiên định với quan điểm, không nên ghép tín dụng chứng khoán vào tín dụng phi sản xuất. TTCK gồm 2 thị trường chính, thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Nếu thị trường thứ cấp là nơi để giao dịch, chuyển nhượng chứng khoán, thì trên thị trường sơ cấp, việc nhà đầu tư mua cổ phiếu là góp tiền vào DN để phát triển sản xuất kinh doanh. Việc điều chỉnh lại dòng tín dụng chảy vào chứng khoán sẽ giảm bớt áp lực cho TTCK và phù hợp hơn với thực tế sử dụng vốn vay của nhà đầu tư.
Các cơ quan chức năng đang chờ đợi một động thái mới của NHNN về quản lý tín dụng chứng khoán và có thể chính sự chờ đợi này đã khiến thị trường chuyển động tích cực hơn trong những ngày đầu năm Nhâm Thìn. Thực tế đã cho thấy, để TTCK suy giảm quá nhiều không chỉ có nhà đầu tư thua lỗ, mà nhiều chủ trương lớn như cổ phần hóa DN, tái cấu trúc DNNN…đã bị ngưng trệ.
Nhiều khoản thuế đã bị suy giảm nghiêm trọng do tình trạng TTCK suy thoái. Nói như TS. Tôn Tích Quý thì nếu TTCK thuận lợi để cổ phần hóa xong 1 DN lớn cỡ như VinaPhone, thì chỉ cần giá cổ phiếu của DN này tăng 1.000 đồng, số tiền Nhà nước thu được sẽ bằng số thuế thu nhập cá nhân của nhà đầu tư chứng khoán trong 10 năm liền!
Sau 3 năm trượt dốc quá đà, TTCK Việt Nam đang rất cần những lực đỡ thiết thực để hồi phục và trở lại trạng thái cân bằng hơn. Giải pháp được chờ đợi nhất là sự cởi trói về dòng tín dụng, đang được cả thị trường khấp khởi chờ đợi…y như diễn biến giá cổ phiếu hiện nay.
Theo Tường Vi / Đầu tư chứng khoán