【keo nha cai euro】Doanh nhân nữ với khát vọng mở rộng thị trường

doanh nhan nu voi khat vong mo rong thi truong

Bà Hà Thị Vinh (trái),ânnữvớikhátvọngmởrộngthịtrườkeo nha cai euro Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh giới thiệu sản phẩm với khách hàng. Ảnh: Thu Hằng.

Nỗ lực mở rộng

Báo cáo của Hội Nữ Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội cho biết, số lượng DN do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam đang chiếm tới 24,8%, trong đó, số lượng DN nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ chiếm 25%. Những DN này đang có nhiều đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội, giải quyết nhiều công ăn việc làm, trong đó chú trọng nhiều hơn đến việc sử dụng lao động nữ. Chính vì thế, mặc dù còn nhiều khó khăn, số lượng doanh nhân nữ tại Việt Nam được nhận định đang ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

2016 mặc dù là một năm đầy biến động của nền kinh tế trong nước, nhiều chỉ số tăng trưởng sụt giảm. Tuy nhiên, các doanh nhân nữ vẫn “hừng hực” khí thế, vẫn luôn sẵn sàng mở rộng thị trường, đầu tư cho tăng trưởng, đưa DN ngày càng tiến xa hơn. Ở tuổi ngoài 60, doanh nhân Hà Thị Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh vẫn rất tâm huyết với nghề. Phát triển từ nghề truyền thống, bà đã xây dựng thành DN có tới 95% lượng hàng XK, kim ngạch XK đạt khoảng 2 triệu USD/năm với nhiều mẫu mã và chủng loại. Không những thế, DN còn hợp tác XK với khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Không bằng lòng với những thành công trên, theo bà Hà Thị Vinh, tiến trình hội nhập của Việt Nam vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội vàng cho các DN, nên phải tận dụng những ưu đãi từ hàng rào thuế quan, từ sự mở cửa của thị trường… để phát triển hơn. Do đó, từ năm 2014 đến nay, Quang Vinh đã đầu tư khoảng 15-16 tỷ đồng để mua dây chuyền sản xuất, thiết bị; trong quý IV này, DN cũng sẽ đầu tư thêm lò nung bằng gas công nghệ cao để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, bà Vinh còn cho hay, DN đã gần như “thoát” khỏi bóng gia công, tự đầu tư xây dựng trung tâm thiết kế, tuyển dụng nhân sự chất lượng cao, được đào tạo bài bản tại nước ngoài để tạo ra những sản phẩm với mẫu mã riêng, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm XK.

Cùng với đầu tư cho sản xuất, người phụ nữ nổi tiếng trong làng gốm sứ này luôn trăn trở để mở rộng thêm khách hàng, bằng cách tích cực tham dự hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế. Chiến lược sắp tới đây của Quang Vinh sẽ là vừa mở rộng thị trường XK, vừa tiến sâu hơn nữa vào thị trường nội địa với dòng hàng gốm sứ gia dụng, giúp thương hiệu Việt có thêm sản phẩm đầy thế mạnh, tăng sức cạnh tranh.

Vượt khó

Các doanh nhân nữ dù thế nào vẫn có nhiều thiệt thòi hơn nam giới, vì họ phải đảm đương nhiều trách nhiệm trong gia đình, xã hội cũng như công việc. Tuy nhiên, những năm qua, nhiều nữ doanh nhân Việt Nam vẫn thành công, đạt được giải thưởng trong nước và quốc tế, trong đó có những nữ doanh nhân tuổi đời, tuổi nghề cao, có những cô gái còn rất trẻ, mới đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Thậm chí, nhiều dự án khởi nghiệp của nữ doanh nhân được các tổ chức quốc tế mua lại, đầu tư với lượng vốn “khủng”.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hải Yến, Giám đốc Công ty TNHH Benew (DN may mặc) cho rằng, cùng với những khó khăn từ nguyên nhân chủ quan, những khó khăn đến từ thị trường cũng gây không ít cản trở. Benew đã đầu tư dây chuyền, máy móc thiết bị từ một vài năm trước với tham vọng mở rộng sản xuất, nhưng kinh tế khó khăn nên sản xuất bị thu hẹp, lượng công nhân còn bị cắt giảm. Tuy nhiên, DN vẫn từng bước vươn lên, cố gắng đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường XK. Bên cạnh đó, DN đã tìm cách liên kết với DN may khác để thực hiện các đơn hàng lớn, tăng khả năng cung ứng cho khách hàng.

Với hoàn cảnh tương tự, bà Phạm Thị Quý, Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Quỳnh Minh cũng xác định phải đẩy mạnh hoạt động XNK thì DN mới có cơ hội phát triển. Mặc dù DN vẫn đang chủ yếu NK thép từ Trung Quốc, nhưng sắp tới đây, để tận dụng việc thực thi của Hiệp định thương mại với Liên minh kinh tế Á- Âu, DN sẽ xúc tiến NK thép từ thị trường Nga, nhưng phải giải quyết được khâu vận tải. Bên cạnh đó, DN cũng đang dần mở rộng việc NK từ Hàn Quốc để mặt hàng thép có chất lượng tốt hơn.

Bà Quý cho biết thêm, DN trước kia chuyên NK thép, nhưng với cơ hội của thời cuộc, DN cũng đang dần chuyển hướng XK. Đã có một đợt XK thép sang Lào, nhưng do không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc giá rẻ nên tạm ngừng lại. Tuy nhiên, DN vẫn sẽ tìm kiếm cơ hội để cạnh tranh, trong đó có việc đầu tư thêm thiết bị để sản xuất thép với chất lượng cao mà giá thành tương đương, không chỉ phục vụ trong nước mà XK được trong thị trường ASEAN.

Nhìn chung, dù là DN vừa hay nhỏ hay DN đã tạo dựng nên thương hiệu, người phụ nữ đứng ra làm chủ DN vẫn luôn có nhiều khó khăn hơn nam giới. Với điều kiện như vậy, để thực hiện được khát vọng vươn lên của những doanh nhân nữ, không chỉ tự bản thân họ phải nỗ lực mà họ cũng cần sự hỗ trợ từ Nhà nước, bởi hiện nay vẫn chưa có chính sách hỗ trợ đặc thù cho doanh nhân nữ. Theo họ, có thêm hỗ trợ, các nữ doanh nhân sẽ có thêm đôi cánh để đưa khát vọng vươn xa hơn ra biển lớn.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
下一篇:Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng