您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【số liệu thống kê về melbourne city gặp melbourne victory】Để giảm nợ công phải tái cơ cấu ngân sách nhà nước 正文

【số liệu thống kê về melbourne city gặp melbourne victory】Để giảm nợ công phải tái cơ cấu ngân sách nhà nước

时间:2025-01-10 20:56:51 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Toàn cảnh hội thảoChỉ số nợ công Bộ Tài chính công bố là chính xácTại Hội thảo khoa học do Khoa Tài số liệu thống kê về melbourne city gặp melbourne victory

nợ công

Toàn cảnh hội thảo

Chỉ số nợ công Bộ Tài chính công bố là chính xác

Tại Hội thảo khoa học do Khoa Tài chính- Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội tổ chức ngày 18/5,Đểgiảmnợcôngphảitáicơcấungânsáchnhànướsố liệu thống kê về melbourne city gặp melbourne victory với sự tham các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia đến từ bộ, ngành, trung ương và các cơ sở nghiên cứu đã đưa ra chủ đề về "Nhận diện nợ công ở Việt Nam hiện nay và vấn đề đặt ra".

Phát biểu tại hội thảo, GS TS Nguyễn Công Nghiệp, Chủ nhiệm khoa Tài chính, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính cho rằng, ở Việt Nam, các khoản vay để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công đã có những tác động tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt của đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo sau 30 năm đổi mới.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ công, đặc biệt là nợ Chính phủ trên GDP đang tăng nhanh, chi phí trả nợ ngày càng cao; thu ngân sách nhà nước (NSNN) khó khăn, trong khi tốc độ chi tăng nhanh làm cho cân đối NSNN hết sức căng thẳng và bị động, đang đe dọa đến khả năng trả nợ hàng năm của Chính phủ.

"Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn vay có những biểu hiện lãng phí, tiêu cực và kém hiệu quả, một số khoản vay do Chính phủ bảo lãnh đã không thu xếp được nguồn để trả nợ khi đến hạn... Thực tế đó đòi hỏi Chính phủ cần phải có những biện pháp căn cơ và hiệu quả để giải quyết thấu đáo", GS.TS Nguyễn Công Nghiệp nói.

Tại hội thảo, một số ý kiến chuyên gia bày tỏ lo ngại về số liệu nợ công do Bộ Tài chính công bố liệu có chính xác và đầy đủ. TS. Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đặt câu hỏi, số nợ của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã được tính đầy đủ vào số nợ công chưa, bởi nhiều nước khác trên thế giới đều đưa nợ DNNN vào nợ công.

Cùng nêu quan điểm về cách tính nợ công nhưng TS. Nguyễn Anh Dương, Phó trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương lại cho rằng, không nhất thiết tính nợ của DNNN vào nợ công. Các nước trên thế giới áp dụng Luật quản lý nợ công hầu hết không đưa nợ DNNN vào nợ công và chỉ có một số nước không nhiều là những nước nhỏ và phạm vi DNNN nhỏ mới tính nợ vào nợ công.

Theo số liệu về nợ công do Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính Võ Hữu Hiển công bố tại hội thảo, huy động nợ công trong giai đoạn 2011 đến 2015 được hơn 2,7 triệu tỷ đồng, bình quân 14% GDP, chiếm khoảng 44 % tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tốc độ tăng bình quân hàng năm ở mức nhanh 16,7%/năm.

Tỷ lệ nợ công đến cuối năm 2015 ở mức 62,2% GDP, nợ của Chính phủ ở mức 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP.

Đánh giá chung, công tác quản lý nợ công về cơ bản đáp ứng các mục tiêu đề ra, góp phần huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ cấu nợ công đến cuối năm 2015 bao gồm nợ chính phủ chiếm 80,8% dư nợ, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 17,8% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,4%.

Chia sẻ đối với sự lo ngại về số liệu nợ công, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) Trương Hùng Long khẳng định: "Những số liệu nợ công Bộ Tài chính đưa ra là chính xác. Đây là số liệu tính đúng theo quy định của Luật Quản lý nợ công hiện hành của Việt Nam".

"Bên cạnh đó, việc tổ chức huy động và sử dụng vốn vay đã được triển khai trên cơ sở các chủ trương của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ", ông Trương Hùng Long nhấn mạnh.

Hiệu quả sử dụng vốn vay còn nhiều vấn đề

Thêm vấn đề lo ngại đặt ra hiện nay là tốc độ nợ công đang tăng nhanh, và tiệm cận giới hạn cho phép, xuất phát chủ yếu từ áp lực huy động vốn vay cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng mạnh

Bên cạnh đó, chi phí huy động vốn có xu hướng tăng khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Hơn nữa, việc huy động, sử dụng vốn vay còn dàn trải; các công cụ quản nợ còn thiếu, chưa đảm bảo chủ động; công tác quản lý nợ công còn phân tán, thiếu sự đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương; vẫn còn tư tưởng dựa vào sự bao cấp của nhà nước nên phê duyệt quá nhiều dự án, tình trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu, điều chỉnh các hợp đồng diễn ra phổ biến...

Theo TS. Lê Đăng Doanh, nhiều công trình đầu tư bị đội vốn lên cao, do chất lượng công trình yếu kém phải đầu tư sửa chữa nhiều. "Có công trình chưa kịp trả nợ cũ đã phải vay mới để tái đầu tư, dẫn đến gánh nặng nợ tăng cao".

Đóng góp vào công tác quản lý nợ công trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cho rằng, nợ công chịu sự ảnh hưởng của nhân tố như: bội chi ngân sách, tăng trưởng kinh tế (GDP), lãi suất, lạm phát, tỷ giá cũng như các yếu tố kỹ thuật về quản lý nợ công. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải hình thành cho các phương thức quản lý nợ công hiệu quả trong một môi trường kinh tế vĩ mô dự báo sẽ còn nhiều biến động.

Trong khuyến nghị của mình, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, cần xây dựng một lộ trình tái cơ cấu ngân sách nhà nước với những bước đi đồng bộ, thích hợp như: tinh giảm bộ máy; thực hiện công khai minh bạch; thực hiện trách nhiệm giải trình, trách nhiệm cá nhân đối với chi tiêu công, đầu tư công; sửa đổi, bổ sung quy định về đầu tư công, mua sắm công, cắt giảm chi tiêu thường xuyên.

Ông Doanh cũng đề nghị, thực hiện giám sát có hiệu lực của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đối với bộ máy hành pháp, tư pháp, chấm dứt tình trạng vượt dự toán ngân sách quá xa so với dự toán.../.

Đức Minh