【xem lich thi dau bong da】Thời điểm thuận lợi để thu hút dòng FDI châu Á vào Việt Nam
Triển vọng thu hút FDI trong 2023,ờiđiểmthuậnlợiđểthuhútdòngFDIchâuÁvàoViệxem lich thi dau bong da nhà đầu tư bất động sản “chờ thời” Hà Nội thu hút 21,8 triệu USD vốn FDI ngay trong tháng đầu năm TP. Hồ Chí Minh: Kỳ vọng thu hút 7,4 tỷ USD vốn FDI |
Ông Joonsuk Park - Giám đốc Khối kinh doanh quốc tế, Khối dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, HSBC Việt Nam, vừa có bài viết nhận định về tiềm năng của dòng vốn FDI nội khối châu Á đối với Việt Nam.
Mở rộng cả chiều rộng và chiều sâu của thị trường nội địa
Trong bài viết, ông Joonsuk Park nhận định Việt Nam đã thành công trở thành một thị trường cận biên hàng đầu tại châu Á và là một nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu. Các công ty đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có đặc quyền được tự do tiếp cận 15 trong số các thị trường nhóm G20.
Việt Nam hiện có 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) và nhiều hiệp định khu vực bao gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thị trường tiêu thụ nội địa của Việt Nam cũng là một đấu trường quan trọng không kém đối với các công ty đa quốc gia khi tiến vào đây. Nghiên cứu của HSBC cho thấy đến năm 2030, thị trường tiêu dùng nội địa của Việt Nam sẽ vượt xa các thị trường Thái Lan, Anh và Đức.
Ông Joonsuk Park |
Các nhà đầu tư FDI hoặc các công ty đa quốc gia trong khu vực và toàn cầu đang hoạt động tại Việt Nam đóng góp hiệu quả cho hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và hơn 25% giá trị đầu tư trong nước.
Trong số các công ty đa quốc gia đó, phần lớn là các công ty trong nội khối châu Á. Các công ty đa quốc gia châu Á từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore đóng vai trò không thể thiếu trong các ngành hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, bao gồm: điện thoại di động, hàng điện tử, máy móc nói chung, hàng may mặc, giày dép, sản phẩm gỗ,...
Việc thu hút các doanh nghiệp đa quốc gia trong nội khối châu Á cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam không chỉ nâng tầm giá trị gia tăng của các sản phẩm xuất khẩu, mà đồng thời có lợi cho việc mở rộng cả chiều sâu và chiều rộng của thị trường tiêu thụ nội địa. Những nhà đầu tư hàng đầu trong khu vực châu Á này hiện vẫn tiếp tục duy trì sự tập trung vào Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quốc gia và thị trường khác, Covid-19 cũng đã và đang ít nhiều tác động đến Việt Nam. Từ năm 2019 đến năm 2020, lượng vốn FDI mới đăng ký vào Việt Nam đã giảm khoảng 25%. Năm 2021, mức đầu tư giữ không thay đổi trong khi vào năm 2022, các khoản đầu tư tiếp tục giảm nhẹ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này. Dịch Covid-19 đã khiến nhiều công ty đa quốc gia trên toàn cầu trì hoãn các quyết định đầu tư. Việc lập kế hoạch và quyết định đầu tư đơn giản là cần có thời gian… Thêm vào đó, các yếu tố như rủi ro địa chính trị gia tăng, áp lực lạm phát gia tăng, chi phí vay tăng và suy thoái thương mại toàn cầu đang ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu.
Củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào các khung pháp lý
Dẫu vậy, ông Jooonsuk Park khẳng định quan điểm trung và dài hạn của các công ty về Việt Nam vẫn vững chắc. Nhiều nhà đầu tư FDI hiện tại và tiềm năng đều có cùng quan điểm rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ có hệ sinh thái sản xuất đã được thiết lập, chi phí cạnh tranh, số lượng công nhân lành nghề ngày càng tăng, sự hỗ trợ pháp lý tiến bộ, tài sản và thu nhập của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng…
Thu hút FDI vào Việt Nam có vai trò quan trọng với xuất khẩu và thị trường nội địa |
Theo dự đoán của HSBC, GDP Việt Nam sẽ tăng 5,8% vào năm 2023. Tuy nhiên, những khó khăn vẫn còn đó. Suy thoái thương mại toàn cầu đang ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, lạm phát gia tăng gây cản trở tiêu dùng trong nước. Dù việc Trung Quốc mở cửa trở lại dự kiến sẽ tác động tích cực đến dòng vốn FDI, xuất khẩu và thu hút khách du lịch, 2023 vẫn sẽ là một năm có nhiều thách thức.
Có nhiều biện pháp có thể được áp dụng để tăng cường dòng vốn FDI và Chính phủ cũng hiện đang có nhiều nỗ lực để tiến hành. "Nhiệm vụ lúc này là phải tăng tốc gấp đôi tốc độ tiến hành để củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào các khung pháp lý" - ông Joonsuk Park nhấn mạnh |
Do đó, việc thu hút trở lại dòng vốn FDI vào thị trường Việt Nam có tầm quan trọng thiết yếu đối với cả tăng trưởng xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa. Trong đó, không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của dòng vốn từ nội khối châu Á. Các nhà đầu tư trong khu vực châu Á có hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam từ cả góc độ văn hóa và cách thức kinh doanh. Sự thuận lợi về khoảng cách địa lý cũng giúp những người quyết định việc đầu tư tại các trụ sở chính của doanh nghiệp dễ dàng di chuyển đến thị trường.
Bản thân nhiều thị trường châu Á cũng chú trọng xuất khẩu, từ đó hiểu được lợi thế vốn có của việc tận dụng các FTA đa dạng của Việt Nam. Trong khi các công ty đa quốc gia phương Tây đang vật lộn với những thách thức từ kinh tế vĩ mô và căng thẳng địa chính trị, đây có thể là thời điểm thuận lợi để Việt Nam tập trung nỗ lực thu hút thêm nữa các dòng vốn FDI trong khu vực nội khối châu Á./.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/601e298840.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。