欢迎来到Empire777

Empire777

【kết quả kết quả bóng đá】Mục tiêu bảo đảm năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức

时间:2025-01-25 15:04:02 出处:World Cup阅读(143)

an ninh nang luong

Diễn đàn thu hút sự tham gia đông đảo của các diễn giả,ụctiêubảođảmnănglượngquốcgiacònnhiềutháchthứkết quả kết quả bóng đá doanh nghiệp. Ảnh: T. U

Các chuyên gia cho biết tại diễn đàn “An ninh năng lượng cho phát triển bền vững”, diễn ra sáng 22/12 do Bộ Công thương tổ chức.

Tỷ trọng chi phí nhập khẩu nhiên liệu ngày càng tăng

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định, việc đảm bảo an ninh năng lượng trên phương diện quốc gia chính là sự duy trì liên tục, ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng với mức giá cả chấp nhận được đối với quốc gia đó. Trong đó, xét trên góc độ lợi ích quốc gia, các vấn đề về giá cả và sự đa dạng về nguồn cung cấp là những yếu tố có tính quyết định đến an ninh năng lượng.

Hiện nay trên thế giới chỉ có 15 - 20 quốc gia xuất khẩu năng lượng (chủ yếu là xuất khẩu dầu khí), còn lại là nhập khẩu và tự túc trong việc đảm bảo năng lượng. Trong đó, hơn 80% các nước có thu nhập thấp đều phải nhập khẩu năng lượng. Nhu cầu về dầu mỏ và các sản phẩm chiếm đến 90% năng lượng ở các quốc gia và có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở châu Á… Gần 3/4 các quốc gia có thu nhập trung bình thấp thời gian mất điện trung bình là hơn 24 giờ/tháng và khoảng 1/6 các quốc gia có thu nhập thấp thời gian mất điện trung bình là 144 giờ, tương ứng khoảng 6 ngày/tháng.

Đối với Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị đã nêu rõ quan điểm: “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội”.

Bên cạnh đó, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, thực tiễn phát triển năng lượng quốc gia từ năm 2007 đến nay cho thấy, mục tiêu bảo đảm năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức. Một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi. Đơn cử như các chỉ tiêu về trữ lượng sản xuất than, dầu khí ngày càng giảm. Trong khi đó, chỉ tiêu về sự phụ thuộc vào nhập khẩu than, dầu và khí tự nhiên ngày càng tăng. Đáng chú ý, tỷ trọng chi phí nhập khẩu than, dầu và khí tự nhiên trong tổng thu nhập quốc nội ngày càng tăng.

“Từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu năng lượng và xu hướng ngày càng tăng lên trong dài hạn. Các mối đe dọa lên quan đến an ninh năng lượng ngày càng lớn và hiện hữu” - ông Hiển nhấn mạnh thêm.

Đánh giá về nguyên nhân, tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng do tài nguyên năng lượng sơ cấp về thủy điện về cơ bản đã khai thác hết; sản lượng dầu và khí ở một số mỏ lớn sau thời gian dài khai thác đã suy giảm nhanh, việc phát triển mỏ mới trên Biển Đông gặp nhiều khó khăn.

Hiện trữ lượng than còn nhiều nhưng chưa khai thác hiệu quả do công nghệ còn lạc hậu và điều kiện khai thác ngày càng khó khăn làm tăng giá thành; một số dự án nguồn điện chưa đưa vào vận hành do chậm tiến độ và chậm khởi công so với quy hoạch, hoặc dừng triển khai; chưa có một chiến lược và chính sách cụ thể rõ ràng để bảo đảm khả năng tiếp cận được các nguồn năng lượng có khả năng cung cấp dài hạn, có độ tin cậy cao, giá thành hợp lý; giá năng lượng còn chưa theo cơ chế thị trường…

Tiết kiệm và hạn chế nhiệt điện than, đảm bảo an ninh năng lượng

Trước thực trạng đó, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong thời gian tới, các chuyên gia đưa ra một số giải pháp như sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo vào cơ cấu nguồn điện, lập các dự án thực hiện chuyển một số nhà máy từ đốt than sang đốt kèm sinh khối hoặc chuyển từ đốt than sang đốt hoàn toàn bằng sinh khối...

Còn theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), đối với các nền kinh tế mới nổi cũng như đang phát triển như Việt Nam cần phải chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng bền vững hơn.

Đại diện Cục Điện lực và năng lượng tái tạo phân tích, tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia có áp lực về nguồn cung năng lượng như Việt Nam đều nhận thức rằng, tiết kiệm năng lượng có vai trò quan trọng để giảm nhu cầu cả về nguồn sử dụng năng lượng cũng như giảm nguồn cung năng lượng cho quốc gia. Qua đó, cũng giảm các chất phát thải môi trường cũng như giảm phát thải khí nhà kính…

“Tiềm năng về giảm phát thải khí nhà kính có thể lên tới 40% tổng tiềm năng tiết kiệm toàn cầu thông qua chi phí nhỏ hơn 60 Euro/tấn CO2 tương đương. Đây là khoản chi phí khá cao nhưng cho hiệu quả nhiều mặt, ở cả góc độ an ninh năng lượng cũng như môi trường. Cùng với đó, tiềm năng ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng cũng tạo ra cơ hội rất lớn về đầu tư vào lĩnh vực này, với nhu cầu vốn đầu tư các giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể lên tới 400 tỷ USD trên phạm vi toàn cầu” - ông Tuấn Anh phân tích thêm.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ Công thương cũng đề xuất sửa đổi Luật Điện lực để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, vận hành hệ thống tích hợp nguồn năng lượng tái tạo và phát triển thị trường điện; xây dựng Luật Năng lượng tái tạo để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc đầu tư, vận hành năng lượng tái tạo, tạo chuỗi cung ứng…

Cũng tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Vy - Phó Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam cho biết, giai đoạn 2020 - 2050 hệ thống năng lượng Việt Nam sẽ trải qua một quá trình chuyển đổi sâu sắc, từ phần lớn dựa trên nhiên liệu hóa thạch sang tăng cường hiệu quả, dựa trên năng lượng tái tạo và thực hiện điện khí hóa rộng rãi trong khi tăng tính linh hoạt của hệ thống. "Điện sạch sẽ là nguồn năng lượng chính, kết hợp với công nghệ số giúp tận dụng tối đa lượng điện năng tái tạo chi phí thấp ngày càng tăng; gia tăng nhanh việc sử dụng điện và sản xuất điện từ năng lượng tái tạo…" - ông Vy khẳng định./.

Tố Uyên

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: