【union berlin – augsburg】Đường về còn xa

 人参与 | 时间:2025-01-26 23:03:19

Chị gái kế bạn thấy khách lạ chạy ra đầu cổng đón. Khi nghe chúng tôi nói là bạn của Huyền nước mắt chị rưng rưng. Không nói ra nhưng ai cũng đoán được chị buồn vì em gái không thể về nhìn mặt ba lần cuối,Đườngvềcòunion berlin – augsburg lại không thể chịu tang cha.

“Chị cũng vừa từ Sài Gòn ra mấy ngày trước khi hay tin bệnh ông trở nặng. Cũng may Sài Gòn khống chế dịch tốt, nếu không có khi cũng chịu cảnh như Huyền”, chị thở dài.

Huyền không về chịu tang cha được do bạn đang sống ở Bali (Indonesia). Bây giờ đang dịch COVID-19 nên việc nhập cảnh rất khó khăn. Nếu về được thì cũng mất 14 ngày cách ly. Đó là chưa nói nếu không may bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì không biết sẽ thế nào. Chị gái đầu của Huyền cũng vậy, chỉ khác là ở Mỹ. “Nhà có 6 chị em, giờ ba mất chỉ có 4 người”, chị gái Huyền lại nước mắt lưng tròng.

Tôi nhìn về phía mẹ Huyền, bà đang nằm trên ghế sô-pha. Bệnh tật triền miên không ngồi được lâu, bà chỉ nằm, chốc chốc lại hướng ra phía cổng khi nghe có tiếng xe trờ tới. Có lẽ bà đang ngóng hai người con gái phương xa dù biết về nước bây giờ là điều không thể.

Dịch COVID-19 khiến mọi thứ đảo lộn, con người thì xa cách, kinh tế thì kiệt quệ. Dù thế thì bằng cách này hay cách khác, kinh tế vẫn có thể phục hồi cho dù mất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Riêng với con người, một khi đã chết là vĩnh viễn không bao giờ gặp lại. Có lẽ nỗi đau mất cha với Huyền sẽ còn day dứt mãi khi bạn không thể ở bên cha những ngày cuối đời, dù Huyền đã định về quê khi hay tin ông cụ bị bệnh hồi giữa năm. Thế nhưng, dịch bệnh đã tước đi những cơ hội đó của Huyền. Tôi tin rằng, khi lựa chọn sống ở Bali, bạn không lường trước sẽ có ngày dịch bệnh ngăn cách, chia xa bạn với gia đình như thế. Chỉ năm trước thôi, Huyền đi về giữa Bali và Việt Nam như “đi chợ”. Vậy mà gần một năm nay, bạn dù rất nhớ nhà, nhớ quê, nhớ ba mẹ, nhớ những món ăn Huế nhưng chỉ có thể giải toả nỗi nhớ qua facebook.

Cũng như Huyền, những người quen của tôi có con cái, anh chị em đang du học nước ngoài cũng nóng lòng, sốt ruột mong dịch bệnh chóng qua để có thể về nhà. Chị bạn tôi từng nói, cứ nghĩ khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và châu Âu chỉ vài chuyến bay, vài ngày là tới. Vậy mà đã một năm trôi qua, chị không thể gặp con. Chưa nói những ảnh hưởng của dịch khiến con chị mất việc làm thêm, chị phải gửi tiền sang cho con trang trải cuộc sống, chỉ canh cánh nỗi lo con bị lây bệnh đã khiến chị mất ngủ nhiều đêm liền.

 Nếu về được, chị sẽ tính đường khác, sẽ không cho con tiếp tục du học nữa. Đó có lẽ là cách mà những bà mẹ như chị buộc phải làm để luôn thấy con an toàn bên cạnh mình hơn là xa cách vạn dặm với nơm nớp nỗi lo.

Có lẽ với Huyền, điều mong mỏi duy nhất bây giờ là có thể về nước chịu tang cha. Song cũng như Huyền, và nhiều du học sinh, người Việt khác ở nước ngoài, đường về nhà sẽ còn xa lắm cho đến khi dịch bệnh COVID-19 được khống chế trên toàn thế giới.

Hồng Tâm

顶: 2913踩: 5912