您现在的位置是:Cúp C1 >>正文
【ket qua my】Nửa chặng đường kế hoạch tài chính ngân sách và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021
Cúp C17375人已围观
简介Thu ngân sách nửa đầu năm đảm bảo tiến độ Ngành Thuế thu ngân sách nửa đầu năm đảm bảo tiến độ dự to ...
Thu ngân sách nửa đầu năm đảm bảo tiến độ Ngành Thuế thu ngân sách nửa đầu năm đảm bảo tiến độ dự toán An toàn nợ công được đảm bảo trong phạm vi ngưỡng cảnh báo được phê duyệt |
An toàn nợ công đang được đảm bảo trong phạm vi mức trần, ngưỡng cảnh báo được Quốc hội phê duyệt. Ảnh: ST |
Vốn vay trong nước tiếp tục đóng vai trò chủ đạo
Tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 về Kế hoạch tài chính ngân sách và vay, trả nợ công, Quốc hội đã đề ra một số mục tiêu, nhiệm vụ và 10 nhóm giải pháp, theo đó, đã quy định mức trần, ngưỡng cảnh báo chỉ tiêu an toàn nợ công, quyết định tổng mức vay trả nợ của ngân sách trung ương, quyết định hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong giai đoạn 5 năm, phê duyệt mức vay, trả nợ của chính quyền địa phương và kỳ hạn phát hành bình quân. Các chỉ tiêu an toàn nợ được Quốc hội phê duyệt gồm có: nợ công/GDP: trần không quá 60%, ngưỡng cảnh báo là 55%; nợ Chính phủ/GDP và nợ nước ngoài của quốc gia/GDP: trần không quá 50%; ngưỡng cảnh báo là 45%; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25%; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia không quá 25%. Bên cạnh đó, Quốc đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, theo đó, trong 2 năm 2022 và 2023, bình quân bổ sung 1-1,2% GDP/năm (tối đa 240 nghìn tỷ đồng) bội chi NSNN so với dự toán đã được Quốc hội quyết định…
“Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 được triển khai trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, phức tạp, dù vậy, công tác quản lý nợ công vẫn đạt được một số kết quả. Đến nay, an toàn nợ công được đảm bảo trong phạm vi mức trần, ngưỡng cảnh báo được Quốc hội phê duyệt, đảm bảo huy động vốn vay cho NSNN và đầu tư phát triển; thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia”, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết. Về kết quả cụ thể, theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, đến nay, tổng mức vay của Chính phủ bằng 44,6% kế hoạch; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đạt 54,4% kế hoạch; kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu chính phủ đạt từ 13,92 - 12,6 năm, đảm bảo mục tiêu đặt ra. Nhờ đó, năm 2022, trong khi nhiều quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm, Việt Nam được 2 Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia. Các chỉ tiêu an toàn nợ từng năm giai đoạn 2021-2023 đảm bảo trong các mức trần và ngưỡng an toàn được Quốc hội phê duyệt. Ước đến cuối năm 2023, nợ công/GDP khoảng 40-41%, nợ Chính phủ/GDP khoảng 37-38%, nợ nước ngoài của quốc gia/GDP khoảng 40-41%, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản cho vay lại)/tổng thu NSNN khoảng 20-21%, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia/tổng kim ngạch XK hàng hóa và dịch vụ khoảng 8-9%.
Cũng theo ông Trương Hùng Long, Chính phủ linh hoạt sử dụng các cơ chế, chính sách, các công cụ phù hợp huy động thêm nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó chủ yếu huy động từ phát hành trái phiếu chính phủ, vay ODA, ưu đãi nước ngoài theo hình thức hỗ trợ cân đối ngân sách và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Huy động vốn vay trong nước tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, vốn vay nước ngoài giảm dần trong cơ cấu vay của Chính phủ.
Hỗ trợ cân đối nhu cầu vốn dài hạn của ngân sách
Theo chia sẻ của đại diện TPHCM, trong giai đoạn 2017 – 2022, tổng số vốn vay của Thành phố là 17.047 tỷ đồng, trong đó, vốn vay từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là 4.800 tỷ đồng (chiếm 28%) với các kỳ hạn 15 năm, 20 năm và 30 năm, vốn vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ là 12.047 tỷ đồng (chiếm 72%). Như vậy, nợ vay của Thành phố tập trung vào nguồn vốn vay lại nước ngoài của Chính phủ, nợ vay trong nước chủ yếu là phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Việc phát hành thành công trái phiếu chính quyền địa phương với các kỳ hạn nêu trên đã góp phần hỗ trợ cân đối nhu cầu vốn dài hạn của ngân sách TPHCM với mức lãi suất phát hành ngày càng giảm, qua đó tiết kiệm chi phí cho ngân sách Thành phố và giảm áp lực cho ngân sách Thành phố trong việc cân đối, bố trí nguồn vốn để trả nợ. Đồng thời, Thành phố đảm bảo trả nợ (gốc, lãi và các khoản phí liên quan) đầy đủ, đúng kỳ hạn, không để phát sinh nợ quá hạn, đảm bảo nghĩa vụ nợ theo cam kết, đảm bảo uy tín của Thành phố đối với các nhà đầu tư và các tổ chức tài trợ vốn.
Về định hướng giải pháp chủ yếu để hoàn thành kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội một số giải pháp trọng tâm như: tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý NSNN, đầu tư công, đồng bộ với hoàn thiện khuôn khổ quản lý nợ công; rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư công, khắc phục rào cản, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công. Đối với huy động vốn, Bộ Tài chính kiến nghị trong một số thời điểm thị trường không thuận lợi, mặt bằng lãi suất trái phiếu chính phủ tăng, chấp nhận huy động trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn với lãi suất tương đương với kỳ hạn dài, qua đó đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thanh khoản cho thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp.
Để nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng và trả nợ chính quyền địa phương, đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nợ chính quyền địa phương trong thời gian tới, TPHCM đề xuất nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình về quản lý nợ, nâng cao năng lực quản lý nợ về công tác phân tích, dự báo, xây dựng kế hoạch vay trả nợ, quản lý rủi ro. Theo đó, xây dựng các quy trình quản lý nợ chính quyền địa phương của Thành phố để cụ thể hóa nghiệp vụ quản lý nợ chính quyền địa phương như: quy trình giải ngân các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; quy trình nhận nợ, thanh toán trả nợ chính quyền địa phương; quy trình phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; quy trình quản lý thông tin, theo dõi dữ liệu nợ... Đồng thời, kiện toàn công tác quản lý các dự án ODA tại Thành phố, áp dụng các biện pháp chế tài để nâng cao trách nhiệm của các chủ chương trình, dự án trong việc giải ngân, sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
Theo đại diện Bộ GTVT, Bộ này kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo rà soát, sửa đổi bổ sung Nghị định về quản lý, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Đồng thời kiến nghị với các Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh giảm thủ tục chi xin ý kiến các bộ, ngành thực sự liên quan hoặc chỉ xin ý kiến nội dung liên quan đến bộ, ngành đó quản lý và đẩy nhanh thủ tục lấy ý kiến trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư trong đó có quy định thời hạn cụ thể lấy ý kiến.
Tags:
相关文章
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
Cúp C1Cảnh giác trước dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp cận Tết Nguyên đánCác dịch vụ đổi tiền trên mạ ...
【Cúp C1】
阅读更多Triển vọng mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp cá heo đuôi đỏ
Cúp C1Nuôi cá chạch kết hợp cá heo trong bể lót bạc cao su đang là m&oci ...
【Cúp C1】
阅读更多Khơi thông tiềm năng phát triển logistics
Cúp C1Khi điểm nghẽn về giao thông đang dần được tháo gỡ thì việc tận dụng lợi thế sẵn ...
【Cúp C1】
阅读更多
热门文章
- Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- Quan tâm ổn định bộ máy chính quyền
- Phụ nữ giúp nhau thoát nghèo
- Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân
- Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp đạt và vượt chỉ tiêu
最新文章
-
Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
-
Đẩy mạnh tuyên truyền nộp thuế điện tử qua ứng dụng eTax Mobile
-
Tấm gương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới
-
Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng
-
8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
-
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
友情链接
- Thủ tướng: Tiếp tục chung sức đồng lòng, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân
- Kho bạc Nhà nước Trung ương tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt chuyên đề năm 2022
- Quốc hội thảo luận về sở hữu trí tuệ, có liên quan Quốc kỳ, Quốc ca
- Còn biểu hiện thông đồng, lợi dụng các tổ chức “sân sau" để đấu giá
- Từ giải đấu “ao làng” đến hạng cao nhất của FIFA
- Thủ tướng: Tuyệt đối không chủ quan với bão Noru
- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Doanh nghiệp Nhà nước cần kiến tạo phát triển ở nơi khó khăn
- Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV
- Bổ nhiệm ông Dương Quốc Huy giữ chức vụ Phó Tổng Thanh tra Chính phủ
- Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dự phiên họp Hội đồng Hiệp định CPTPP lần thứ 7