当前位置:首页 > La liga

【bxh ngoai hang】Nhọc nhằn hộ đê

Báo Cà MauCuộn trong cái mền ấm áp những ngày mưa to gió lớn, mấy ai nghĩ được rằng ngoài đê biển Tây có những con người đang cặm cụi ngày đêm hộ đê, canh giữ từng tấc đất. Những khi mưa càng lớn, gió càng nhiều thì sự vất vả của họ càng cao…

Cuộn trong cái mền ấm áp những ngày mưa to gió lớn, mấy ai nghĩ được rằng ngoài đê biển Tây có những con người đang cặm cụi ngày đêm hộ đê, canh giữ từng tấc đất. Những khi mưa càng lớn, gió càng nhiều thì sự vất vả của họ càng cao…

Trong chuyến khảo sát đê biển Tây, chúng tôi ghé thăm “tổ hộ đê” trong một buổi chiều tàn. Bữa cơm đạm bạc của tổ chỉ là vài con cá bắt được trong lúc làm nhiệm vụ; tô canh rau tập tàng hái được trên đường từ đê về.

Tổ hộ đê đang cật lực khắc phục bằng kè tạm đoạn sạt lở sát chân đê tại vàm Kinh Mới, ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây.           Ảnh: THANH QUANG

Ðang ăn cơm nửa chừng, anh Bùi Văn Ðông, Hạt trưởng Hạt Ðê điều, vội vàng cùng mấy anh em chạy ra đoạn đê được báo là đang ở mức cực kỳ nguy hiểm. Anh cho biết: “Phương châm là “xử lý ngay giờ đầu”, tức là lúc phát hiện đoạn đê bị sạt lở là xử lý ngay trong vòng 1 giờ để hạn chế thấp nhất tác động đến thân đê”.

Ðê biển Tây tỉnh Cà Mau có chiều dài 97 km qua 3 huyện, bắt đầu từ huyện Phú Tân xuyên qua các huyện Trần Văn Thời và U Minh giáp ranh với tỉnh Kiên Giang. Ðây là tuyến đê trọng yếu, không chỉ đáp ứng nhu cầu về giao thông, ngăn mặn mà còn phục vụ cho an ninh quốc phòng của tỉnh Cà Mau và các tỉnh phía Nam sông Hậu. Ðê được Trung ương đầu tư và đưa vào sử dụng từ năm 1990. Tuy nhiên, do đê làm bằng đất, không có bờ kè bê-tông nên lâu ngày đã bị xuống cấp.

Tình trạng sạt lở đã được cảnh báo nhiều năm qua. Gần đây tỉnh Cà Mau đã xây dựng đề án đầu tư nâng cấp đê biển Tây nhằm bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Ðề án đã được Chính phủ phê duyệt với tổng nguồn vốn lên tới 1.300 tỷ đồng. Thế nhưng, trong 3 năm gần đây (2013, 2014, 2015), bình quân mỗi năm địa phương chỉ nhận được khoảng 50 tỷ đồng. Số tiền này địa phương đã xây bờ kè tạo bãi được 8,7 km đê bằng trụ bê-tông, còn lại dùng để bồi trúc, gia cố những điểm sạt lở nguy hiểm.

Hiện tại sạt lở đã đến mức báo động tại một số điểm: Tiểu Dừa, Hương Mai (U Minh); Kinh Mới (Trần Văn Thời); Vàm Cái Cám, Công Nghiệp, Sào Lưới (Phú Tân), sạt lở bình quân lên đến 40-50 m/năm. Riêng tại cống Tiểu Dừa thuộc địa bàn xã Khánh Tiến, huyện U Minh, theo báo cáo mới nhất của xã (ngày 2/8/2016), sạt lở đến 300 m từ biển vào, có những đoạn đã ăn sâu đến thân đê khoảng 3 m.

Hạt Ðê điều tỉnh Cà Mau được thành lập từ năm 2010 với tổng số 42 biên chế. Vào mùa gió Tây Nam, hạt luôn phân công tổ túc trực ngày đêm tại các điểm nguy hiểm để ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra. Mỗi ê-kíp trực 1 tuần với lực lượng khoảng 15 người cố định; với những đoạn sạt lở lớn cần thêm lực lượng thì liên hệ lực lượng dân quân tự vệ tại địa phương hỗ trợ thêm.

Anh Trần Minh Thuỳ, thành viên trong ê-kíp đang trực đê, cho biết: “Ðây là một trong những nghề vất vả. Cũng là kỹ sư, thạc sĩ như người ta nhưng đang đêm ngủ nghe điện báo đê nguy hiểm là khăn gói đi liền. Rồi đến mùa mưa bão thì thay phiên nhau trực suốt, hết biển Ðông lại đến biển Tây. Ðời sống anh em cứ rày đây mai đó. Rồi những công việc nặng nhọc như vác cừ tràm hay bao tải đất cũng làm hết, bất kể trời nắng hay mưa”.

Ra trường với tấm bằng đại học Thuỷ lợi, anh Trần Minh Thuỳ không ngần ngại khi về với Hạt Ðê điều tỉnh với mức lương 3,2 triệu đồng/tháng. Sau 4 năm gắn bó với hạt, giờ anh cũng đã quen với những vất vả, nhọc nhằn. Ngoài thời gian theo học chương trình Thạc sĩ Khoa học, anh lại về với việc bảo vệ đê điều.

Công việc của các anh nặng nhọc và vất vả đến nỗi ông Nguyễn Thanh Tuấn, Ban Công tác Mặt trận ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, phải thốt lên rằng: “Nếu có con tôi sẽ không cho nó học cái ngành này, cực quá”.

Ông Tuấn là người chủ nhà tận tuỵ, đã cho tổ hộ đê ở nhờ để trực đê mùa mưa năm nay. Ông có hơn 20 năm làm nghề quản lý đê Nhân dân, nay là đê Nhà nước nên hiểu hết quá trình sạt lở cũng như những vất vả của nghề hộ đê. Hằng ngày, ngoài chuyện bếp núc, lo cơm nước cho các anh, ông còn tư vấn về kinh nghiệm trong phòng, chống sạt lở, trồng rừng tạo bãi và cả việc quan hệ với người dân sống ven đê như thế nào.

Ông Tuấn bộc bạch: “Mình làm ở đây vì cái tình, cái nghĩa. Cũng cùng làm việc Nhà nước như nhau mà sao mấy em này thấy cực quá. Có hôm mình thương quá nên lấy hết tiền công nấu nướng ra mua thêm đồ ăn về tẩm bổ cho anh em".

Khi hỏi về những đề xuất, kiến nghị để bảo vệ đê, về quyền lợi cho anh em, anh Bùi Văn Ðông nói, chỉ quan tâm đến việc làm sao cho đê được an toàn.

Anh Ðông bảo: “Ðiều tôi trăn trở nhất chính là tỉnh cần ưu tiên nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ nâng cấp đê; Trung ương cần tăng cường vốn xây dựng hệ thống kè ly tâm để tạo bãi, trồng rừng bảo vệ đê. Song song đó, giải quyết vấn đề con người (ổn định chỗ ở và chuyển đổi nghề cho cư dân ven biển). Có như vậy thì áp lực khai thác ven bờ, áp lực xâm hại đến đê cũng sẽ giảm”.

Tạm biệt tổ hộ đê trong khi nắng chiều đã tắt, màn đêm buông xuống, gió bắt đầu thổi mạnh, chúng tôi biết, đêm nay các anh sẽ không ngủ, lại mang đèn đi soi rọi kiểm tra đê…

Huệ Như

分享到: