Nhận thấy rủi ro từ nuôi tôm công nghiệp cao, chi phí nuôi lớn, anh Phạm Tấn Kha, ở ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Ðầm Dơi đã tận dụng đầm nuôi tôm công nghiệp chuyển sang nuôi cua thương phẩm. Sau gần 3 năm gắn bó với mô hình này, anh thu lợi nhuận gần 1 tỷ đồng, đến nay anh Kha đã xây dựng được cơ ngơi khá vững chắc.
Nhận thấy rủi ro từ nuôi tôm công nghiệp cao, chi phí nuôi lớn, anh Phạm Tấn Kha, ở ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Ðầm Dơi đã tận dụng đầm nuôi tôm công nghiệp chuyển sang nuôi cua thương phẩm. Sau gần 3 năm gắn bó với mô hình này, anh thu lợi nhuận gần 1 tỷ đồng, đến nay anh Kha đã xây dựng được cơ ngơi khá vững chắc.
Là con trai út, năm 23 tuổi anh Kha lấy vợ và quán xuyến 2 ha đất của gia đình. Năm 2008, anh Kha bắt tay vào nuôi tôm công nghiệp. Nhận thấy việc nuôi tôm công nghiệp rủi ro cao, đầu năm 2014, anh Phạm Tấn Kha đã sáng kiến tận dụng đầm nuôi tôm công nghiệp đầu tư hơn 10 triệu đồng mua tol ven lại xung quanh và thả cua giống vào nuôi.
Bình quân mỗi tháng, anh thả trên 20 triệu đồng tiền cua ốp vào 2 đầm tôm công nghiệp; còn trên diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến anh thả xen canh cua giống. Năm 2014 và 2015, trừ chi phí, anh thu nhập từ cua trên 500 triệu đồng; riêng 8 tháng đầu năm 2016, anh thu nhập trên 400 triệu đồng.
Anh Phạm Tấn Kha thu hoạch cua thương phẩm từ đầm tôm công nghiệp. Anh Kha cho biết, nuôi cua thương phẩm không quá vất vả và rủi ro như nuôi tôm công nghiệp. Thức ăn chủ yếu là cá tạp trong vuông, nếu thiếu thì mua thêm từ các hàng đáy, giá cũng rẻ nên tốn ít chi phí.
Qua nhiều năm tích cóp, hiện anh Kha mua thêm gần 8 ha đất sản xuất. Anh quy hoạch 1,5 ha nuôi cua thương phẩm, 1 ha nuôi tôm công nghiệp, số còn lại nuôi tôm quảng canh cải tiến xen với nuôi cua. Từ năm 2014 đến nay, mỗi năm anh có thu nhập gần 1 tỷ đồng.
Trưởng ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc Nguyễn Hùng Cường cho biết: “Từ mô hình sản xuất của anh Kha, chúng tôi tuyên truyền, vận động các hộ dân trong ấp làm theo để phát triển kinh tế gia đình”.
Mặc dù khối lượng công việc khá lớn, từ việc chăm nom các đầm cua, nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến nhưng tất cả đều do vợ chồng anh Kha tự đảm nhiệm. Thông qua học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, qua báo, đài cũng như tích luỹ dần kinh nghiệm từ thực tế, đến nay anh Kha làm chủ kỹ thuật nuôi tôm, cua, anh cũng có thể biết tình trạng của cua, tôm như thế nào để có biện pháp xử lý kịp thời.
Từ những kết quả trên, anh Kha được Hội Nông dân xã Quách Phẩm Bắc và huyện Ðầm Dơi chọn báo cáo điển hình về mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi cua thương phẩm năm 2014 và 2015.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Quách Phẩm Bắc Nguyễn Huy Du nhận xét: “Xã Quách Phẩm Bắc có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, gần 40% so với tổng số hộ trong toàn xã. Song, những năm gần đây xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế gia đình hiệu quả, điển hình như hộ anh Kha ở ấp Cây Kè. Hướng tới, Hội Nông dân sẽ đề xuất Ðảng uỷ, UBND xã nhân rộng mô hình này để bà con học hỏi, phát kinh tế gia đình”../.
Bài và ảnh: Trần Danh
顶: 876踩: 93
【ket qua u23 châu á】Nông dân trẻ làm tỷ phú
人参与 | 时间:2025-01-10 19:57:50
相关文章
- Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- Ðồng Ong Nghệ
- Năng suất công ty cao su Phú Riềng hơn 2 tấn/ ha
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và những vấn đề cần quan tâm
- Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- Khánh thành Nhà Truyền thống Trường Thiếu sinh quân 673: Công trình thắm đượm tình quân
- Nhớ người đồng đội
- Khoảng 200 doanh nghiệp sẽ tham gia hội chợ công thương khu vực Đông Nam bộ
- Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- Hãy để môi trường sống không khói thuốc lá
评论专区