【kqbđ đức】5 nhân vật nổi bật năm 2014
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 23:49:04 评论数:
1. Đức Giáo hoàng Francis ânvậtnổibậtnăkqbđ đứcI
Đức Giáo hoàng Francis I đã có một năm hoạt động không ngừng nghỉ, nhằm hàn gắn các chia rẽ giữa các tôn giáo, thậm chí là bất đồng của các quốc gia. Ông chính là người có vai trò quan trọng trong việc hàn gắn quan hệ giữa Cuba và Mỹ sau hơn nửa thế kỷ căng thẳng kéo dài. Đích thân ông đã can thiệp, thúc đẩy việc cải thiện mối quan hệ này thông qua việc tổ chức cuộc gặp kín mang tính chất quyết định, giúp phá tan “băng giá” giữa cường quốc số 1 thế giới và nước láng giềng nhỏ bé xinh đẹp phía Nam.
Với vị Giáo hoàng người gốc Mỹ Latinh đầu tiên trong lịch sử này, nền ngoại giao Vatican trong năm vừa qua đã tìm lại sự năng động và đóng vai trò trung tâm. Trong một bài phát biểu được cho là khá mạnh mẽ hai ngày trước Giáng sinh, Giáo hoàng Francis I khẳng định Giáo triều của ông và toàn thể thiết chế Vatican phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa. Ông cũng đã mạnh dạn chỉ ra 15 vấn đề của các quan chức Vatican, trong đó có nạn "thủ cựu," "thiếu ý chí cầu tiến," "quá kiêu ngạo" và nghĩ mình là "bất tử, miễn nhiễm truy tố và không thể thay thế."
Giáo hoàng đã được nhật báo thời sự “Il Fatto Quotidiano” của Italy bầu là “Nhân vật của năm 2014” vì ông là người duy nhất có khả năng truyền cho xã hội những tư tưởng tích cực vào hy vọng, sự gắn kết và nghiêm túc. Ông cũng là nhân vật được người Italy yêu mến và hâm mộ nhất trong năm vừa qua.
2. Tổng thống Nga Vladimir Putin
Ông là nhân vật trung tâm trong cuộc biến động chính trị nổi bật nhất thế giới của năm 2014 – khủng hoảng Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Sự kiện này đã kéo theo những thay đổi lớn về chính trị cũng như về kinh tế trên toàn cầu. Những lệnh trừng phạt ở mức cao nhất mà Liên minh châu Âu (EU) nhất trí áp đặt với Nga nhằm trả đũa quyết định trên đã gây những tác động lớn không chỉ với nền kinh tế Nga mà còn khiến nhiều nước châu Âu điêu đứng. Trong khi đó, người ta nhìn thấy một sự xích lại gần nhau hơn giữa Nga và Trung Quốc, thậm chí một số chuyên gia dự báo một liên minh mới đang dần định hình ở Đông bán cầu giữa hai cường quốc này, đe dọa vị thế siêu cường của Mỹ. Giới chuyên gia nhận định các trừng phạt của phương Tây đồng nghĩa với một mối đe dọa đối với sự sống còn của nước Mỹ, và dự báo năm 2015, nước Nga của ông Putin sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ.
3. Tân Tổng thống Indonesia Jokowi
Joko Widodo là vị Tổng thống đầu tiên ở Indonesia không xuất thân từ quân đội hay giới tinh hoa chính trị, và có tiếng là một chính trị gia trong sạch. Với chiến lược hướng Tây, ông Jokowi (tên thân mật mà người Indonesia gọi vị tân Tổng thống của mình) muốn đặt Indonesia vào “mối quan hệ biển toàn cầu”, giúp gia tăng sự kết nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, từ đó biến Indonesia thành quốc gia trụ cột trong việc thúc đẩy ổn định trong khu vực. Ông cũng tỏ ra là một người khá cứng rắn và mạnh mẽ, với tuyên bố sẽ đánh chìm bất cứ tàu cá nào xâm phạm biển của Indonesia. Quan điểm này gây sự chú ý của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, và được cho là có thể tạo ra những thay đổi trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển phức tạp hiện nay ở châu Á, đặc biệt là trước sự hống hách và hiếu chiến của Trung Quốc.
4. Các y bác sĩ tham gia công tác phòng chống đại dịch Ebola
Họ xứng đáng là “Nhân vật của năm 2014” do Tạp chí Times bình chọn. Họ là những người dũng cảm nhất khi lao vào vùng dịch để giúp đỡ các bệnh nhân nhiễm Ebola ở Tây Phi vượt qua cơn bạo bệnh. Rất nhiều người đã được cứu chữa nhờ đôi bàn tay vàng và ý chí quyết chiến của họ. Nhưng cũng nhiều người trong số họ (hơn 230 người) đã hy sinh tính mạng của mình vì nhiễm loại virus chết người này trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân. Khoảng 400 nhân viên y tế đã mang virus này trong người. Nhưng họ vẫn xung phong đến châu Phi từ nhiều nước trên thế giới để giúp đỡ các bệnh nhân. Nếu không có họ, 4 quốc gia Tây Phi trong vùng dịch có nguy cơ bị xóa sổ. Họ xứng đáng được vinh danh là những người anh hùng.
5. Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi
Đây có lẽ là cái tên được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2014, bởi cả thế giới muốn biết ai là kẻ đứng đầu tổ chức khủng bố tàn bạo tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS). Trong năm qua, tổ chức này đã tiến hành hàng loạt các vụ tấn công đẫm máu, và thực hiện các vụ hành quyết công khai như thời Trung Cổ. Chỉ sau nửa năm kể từ khi tuyên bố thành lập một caliphate (kiểu nhà nước dưới sự cai trị của một quân vương và luật Hồi giáo hà khắc), tổ chức này đã chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Iraq tới Syria và tạo ra một hiện tượng gây “nhức nhối” đối với toàn thế giới. Chính phủ nhiều nước, từ Trung Đông - Bắc Phi đến châu Âu, Mỹ và châu Á, đều “mất ăn mất ngủ” vì IS.
Dưới sự lãnh đạo của al-Baghdadi, IS đã trở thành phiên bản tàn bạo nhất từ trước tới nay của chủ nghĩa khủng bố. Bản thân al-Baghdadi được coi là đối thủ đáng gờm của thủ lĩnh mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda Ayman al-Zawahiri trong cuộc cạnh tranh trở thành thủ lĩnh thánh chiến có ảnh hưởng nhất trên thế giới.