当前位置:首页 > Cúp C1

【lịch thi đấu cúp châu phi】Đơn hàng mới thu hẹp đà giảm nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Mức giảm xuất khẩu cá tra đang dần thu hẹp Xuất khẩu dệt may thu hẹp đà giảm
Đơn hàng mới thu hẹp đà giảm nhưng vẫn còn nhiều khó khăn
Chỉ số PMI tháng 7 vẫn ở mức suy giảm

Ngày 1/8, S&P Global công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI), ngành sản xuất Việt Nam đã đạt 48,7 điểm trong tháng 7, tăng so với mức 46,2 điểm của tháng 6. Kết quả lần này cho thấy các điều kiện hoạt động đã suy giảm tháng thứ năm liên tiếp, mặc dù lần suy giảm này chỉ là nhẹ và là nhẹ nhất trong thời kỳ này.

Theo đó, số lượng đơn đặt hàng mới ghi nhận chỉ giảm nhẹ trong tháng 7 khi có các dấu hiệu cho thấy nhu cầu ổn định. Tuy nhiên, các nhà sản xuất cho biết nhu cầu nhìn chung vẫn yếu, đặc biệt là ở các thị trường xuất khẩu. Phản ánh tình trạng nhu cầu đặc biệt yếu kém ở thị trường quốc tế, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã giảm nhanh hơn nhiều so với tổng số lượng đơn đặt hàng mới. Một số công ty cho biết số lượng đơn đặt hàng mới từ khách hàng châu Âu giảm.

Trong khi đó, có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu yếu đã góp phần làm tăng lượng hàng tồn kho ngoài dự kiến. Hàng tồn kho thành phẩm tăng lần đầu trong 3 tháng qua do những khó khăn trong khâu bán sản phẩm, trong khi tồn kho hàng hóa đầu vào tăng lần đầu tiên trong vòng 1 năm qua do sản lượng giảm.

Trong bối cảnh nhu cầu yếu, các nhà cung cấp sẵn sàng giảm giá khiến chi phí đầu vào tiếp tục giảm tháng thứ 3 liên tiếp. Từ đó, các nhà sản xuất Việt Nam đã giảm giá bán hàng nhằm thúc đẩy nhu cầu và mức giảm là lớn hơn so với chi phí đầu vào.

Điểm tích cực là niềm tin kinh doanh đã tăng thành mức cao trong 4 tháng qua. Các công ty hy vọng rằng nhu cầu khách hàng khi phục hồi sẽ khiến sản lượng tăng trở lại, nhưng vẫn còn những lo ngại về những khó khăn hiện nay trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng mới.

Ghi nhận từ báo cáo tài chính quý 2/2023 của các doanh nghiệp cũng cho thấy bức tranh nhiều màu xám do hàng loạt khó khăn như thiếu đơn hàng, đơn giá giảm… Trong lĩnh vực dệt may, hàng loạt doanh nghiệp như May Thành Công, May 10, TNG, Sợi Thế Kỷ đều công bố doanh thu và lợi nhuận giảm sâu so với cùng kỳ năm trước. Nhiều doanh nghiệp phải nhận những đơn hàng không phải thế mạnh để duy trì việc làm cho người lao động.

Tương tự với ngành thép, Công ty Gang thép Thái Nguyên ghi nhận lỗ 98 tỷ đồng trong quý 2 và lỗ 117 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm do tiêu thụ khó khăn, giá bán giảm trong khi chi phí đầu vào tăng cao. Lợi nhuận của ông lớn Hòa Phát trong quý 2 dù đã cải thiện so với quý 1 nhưng vẫn giảm 64% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng, lợi nhuận của Hòa Phát giảm 85%, chỉ đạt 1.830 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác cũng có kết quả kinh doanh sụt giảm do ảnh hưởng tình hình chung của nền kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao. Thậm chí, có doanh nghiệp đã buộc phải rời khỏi thị trường sau thời gian dài gồng mình bám trụ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng năm 2023, cả nước có 113.300 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tính bình quân mỗi tháng có 16.200 doanh nghiệp đóng cửa. Cụ thể, có 66.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; 36.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 10.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

分享到: