【bxh afc cup】Trước giờ khai tử, vẫn ngổn ngang “giấy phép con”

truoc gio khai tu van ngon ngang giay phep con

DN làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM.

Bãi bỏ: chậm, khó và trây ỳ

Báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong số 5.826 điều kiện đầu tư, kinh doanh áp dụng đối với 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư, thì có đến 2.833 điều kiện đang được quy định tại các văn bản được ban hành không đúng thẩm quyền, bao gồm cả các văn bản được ban hành trước và sau khi Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành.

Như vậy, so với thời điểm cuối tháng 12-2015, số “giấy phép con” trái thẩm quyền vẫn ở thế “ổn định” với số lượng lớn.

Trước đó, đầu năm 2015, Bộ Tư pháp đã thẩm tra gần 530 văn bản do 16 bộ, ngành và 52 địa phương ban hành về điều kiện kinh doanh. Qua đó, cơ quan này cũng chỉ ra hàng loạt quy định trái luật, sai thẩm quyền. Chẳng hạn, một số bộ như: Công Thương, Giao thông vận tải ban hành không đúng thẩm quyền các quy định về điều kiện sản xuất chai chứa LPG; điều kiện kinh doanh than; điều kiện kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy nội địa; quy định điều kiện để làm cơ sở bảo hành, bảo dưỡng của cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu xe ô tô... Ngoài ra, có 6 văn bản của 4 tỉnh (Thừa Thiên-Huế, Bình Dương, Quảng Bình, Đắk Lắk, Nghệ An) tự đặt ra điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề kinh doanh như: Biểu diễn ca Huế; sửa chữa ô tô, mô tô, xe đạp; kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe điện bốn bánh, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy...

Khi đó Bộ Tư pháp đã nhấn mạnh đây là biểu hiện của sự vi phạm trật tự, kỷ cương hành chính, cần phải được chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

Tại buổi họp tổ công tác thi hành Luật DN và Luật Đầu tư ngày 6-4, ông Kiều Đình Thụ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, quan điểm của cơ quan này rất quyết liệt để thay đổi tình trạng trên. Nội bộ Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản yêu cầu các vụ khi thẩm tra cần kiên quyết không để chui vào các văn bản luật trình lên có ban hành các điều kiện kinh doanh gây khó dễ cho nhà đầu tư, DN.

Một vấn đề đáng lo ngại khác là trong 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư năm 2014, có 251 ngành, nghề đã quy định điều kiện, còn 16 ngành, nghề chưa quy định điều kiện đầu tư kinh doanh.

Nguyên nhân khiến 16 ngành nghề chưa có điều kiện kinh doanh là do một số ngành trước đây cấm kinh doanh hoặc là hoạt động dịch vụ công do cơ quan sự nghiệp Nhà nước thực hiện được chuyển đổi thành ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh mới xuất hiện, được quy định bổ sung vào Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Nâng Nghị định: Lúng túng

Theo quy định, các điều kiện kinh doanh do các bộ, địa phương ban hành muốn tiếp tục thực hiện thì phải nâng lên thành Nghị định của Chính phủ. Song việc này cũng đang bị chậm tiến độ.

Ông Kiều Đình Thụ cho biết: Văn phòng Chính phủ đã nhận được văn bản của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 24-3-2016, xin chậm ban hành 9 Nghị định, và chỉ trình 1 Nghị định. Trong khi, đáng lẽ Bộ Y tế phải ban hành 12 Nghị định hướng dẫn thi hành đăng ký kinh doanh ở 22 ngành nghề thuộc lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, do gấp rút, Bộ này chỉ đăng ký 10 Nghị định vào thời hạn trước 1-7-2016.

Điều này cho thấy, các bộ cũng đang rất khó khăn trong việc ban hành nghị định đăng ký kinh doanh. “Nếu không tháo gỡ, sau ngày 1-7, nhiều ngành nghề sẽ rơi vào tình trạng không pháp chế, quy định cũ hết hiệu lực, cái mới chưa có”, ông Thụ cảnh báo.

Mặt khác, những dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh đang được các bộ soạn thảo cũng “vấp” phải nhiều phản ứng. Chẳng hạn khi nhận được đề nghị của Bộ Y tế góp ý Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng nhiều vấn đề chưa phù hợp, gây thêm thủ tục, thời gian và chi phí cho DN.

VCCI cũng không ủng hộ việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam muốn xây dựng Nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. VCCI thẳng thắn chỉ ra rằng việc coi “dịch vụ mua bán nợ” là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện dường như là chưa phù hợp với tinh thần của Luật Đầu tư năm 2014, đặc biệt liên quan tới hoạt động mua bán nợ. Hơn nữa, Ban soạn thảo cũng chưa có giải trình nào mang tính thuyết phục về việc cần thiết phải áp đặt điều kiện kinh doanh đối với hoạt động “mua bán nợ” ngoài lý do về mặt pháp lý như đã nêu ở trên.

“Luật Đầu tư nêu Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng lại giao Chính phủ quy định cụ thể về các nội dung liên quan – điều này có thể được hiểu là chỉ những ngành nghề được nêu trong Danh mục tại Luật Đầu tư mới có thể được quy định điều kiện kinh doanh, nhưng không có nghĩa là cứ có tên trong Danh mục thì phải quy định điều kiện kinh doanh, có quy định hay không, quy định như thế nào tùy thuộc vào cân nhắc của Chính phủ” – VCCI lưu ý.

Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc không quy định về điều kiện kinh doanh đối với “dịch vụ mua bán nợ”. Dự thảo này, nếu cần thiết phải tiếp tục, chỉ nên quy định về khung khổ pháp lý để tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể mua bán nợ hoặc cung cấp dịch vụ mua bán nợ chuyên nghiệp, ví dụ với các hoạt động đặc thù như sàn giao dịch nợ… Trong lâu dài, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc kiến nghị bỏ “dịch vụ mua bán nợ” ra khỏi Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2014.

Dẫn lại nội dung góp ý này tại cuộc họp tổ ngày 6-4, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh đây là việc làm vô nghĩa. Bởi, đó là việc của thị trường, để thị trường quyết định, không cần phải có quy định về đăng ký kinh doanh.

Thời gian đến mốc 1-7-2016 không còn nhiều, chỉ còn khoảng 3 tháng. Khả năng phải hoàn thành việc Nghị định hóa hàng loạt Thông tư để phù hợp với yêu cầu Luật Đầu tư được các chuyên gia đánh giá là khó. Vì thế, phát biểu tại cuộc họp tổ thi hành Luật DN, Luật Đầu tư lần cuối với tư cách là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Bùi Quang Vinh cho rằng cần phải có giải pháp phù hợp nhằm không để nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện rơi vào tình trạng “không trọng lượng” vì văn bản luật cũ hết hiệu lực, văn bản mới chưa được ban hành.

Ông Bùi Quang Vinh cho rằng, cần phải rà soát lại, chọn những gì bất hợp lý nhất, gây bức xúc nhất để bàn với các bộ đó cùng soạn thảo một Nghị định chung của Chính phủ để xử lý ngay. Tiếp đó, mới xử lý đến các vấn đề ít bức xúc hơn. Cần phân biệt rõ quy trình, tiêu chuẩn không phải là điều kiện kinh doanh. Bộ Y tế cũng có thể không cần ban hành tới 10 Nghị định, mà có thể chỉ cần ban hành 1-2 cái. Trong Luật cũng nêu rõ, danh mục ngành nghề kinh doanh sẽ được rà soát hàng năm. Vì thế, ngành nghề nào trong 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện không còn cần thì bỏ ra.

Nhà cái uy tín
上一篇:Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
下一篇:Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã