【kèo giao hữu hôm nay】Tự chứng nhận C/O trong TPP, doanh nghiệp được từ từ tiếp nhận

 人参与 | 时间:2025-01-25 20:41:33

tu chung nhan co trong tpp doanh nghiep duoc tu tu tiep nhan

Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có thể xin cấp C/O bình thường trong vòng 10 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Ảnh internet.

Ông Brian Staples, chuyên gia dự án EU- Mutrap cho biết, việc áp dụng các cơ chế tự chứng nhận C/O đang và sẽ là xu hướng tất yếu, xu thế bắt buộc trong đàm phán một số hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới... Vì vậy, trong tương lai, cơ chế này sẽ được áp dụng phổ biến tại Việt Nam do các đối tác mà Việt Nam đã có và đang đàm phán FTA đều sử dụng cơ chế này.

Trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông Vương Đức Anh, Phó Trưởng Phòng, Phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, TPP có cơ chế chứng nhận C/O rất mới đối với Việt Nam, tức là, trong TPP cho phép doanh nghiệp xuất khẩu, người sản xuất và nhập khẩu được tự chứng nhận C/O.

Trong khi đó, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải xin chứng nhận C/O tại một cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước chỉ định và Việt Nam mới chỉ đang bắt đầu đưa vào thí điểm một số trường hợp tự chứng nhận C/O trong ASEAN.

Do tự chứng nhận C/O còn mới mẻ nên để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý từng bước tiếp cận với cơ chế mới, tận dụng lợi thế FTA nên TPP quy định hàng nhập khẩu áp dụng hình thức nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Còn đối với hàng hóa xuất khẩu, có thể áp dụng song song 2 hình thức trong vòng 10 năm đầu là cấp C/O theo kiểu truyền thống hoặc tự chứng nhận C/O.

Sau khoảng thời gian 10 năm này, Việt Nam sẽ phải áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hoàn toàn như các nước TPP khác. Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có thể xin cấp C/O bình thường trong vòng 10 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Với bất kỳ một FTA nào, quy tắc xuất xứ và mức độ mở của thị trường (mức độ và thời gian cắt giảm thuế) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, đây là một nội dung quan trọng và rất thiết thực sát sườn đối với mỗi doanh nghiệp.

Để tận dụng ưu đãi thuế quan trong TPP, doanh nghiệp cần tìm hiểu chính xác quy tắc xuất xứ áp dụng cho nhóm hàng hóa của mình. Bên cạnh đó, thủ tục chứng nhận xuất xứ theo TPP không chỉ mới về hình thức chứng nhận, mà còn mới về chủ thể chứng nhận.

Ông Vương Đức Anh khuyến cáo, doanh nghiệp ngoài việc cần tìm hiểu về cơ chế này để áp dụng, còn cần chủ động có ý kiến với các cơ quan Nhà nước liên quan để thiết lập, vận hành, điều chỉnh cơ chế mới theo hướng thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

顶: 9踩: 693