【tỷ số bóng đá cúp c2 châu âu】Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng

时间:2025-01-10 19:20:03来源:Empire777 作者:Thể thao
Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài TP. Hồ Chí Minh: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng hơn 30% Đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm 12%

FDI phần lớn rót vào ngành công nghiệp chế biến,ốnđầutưnướcngoàivàoViệtNamtiếptụctătỷ số bóng đá cúp c2 châu âu chế tạo

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 9 tháng năm 2023. Theo báo cáo, nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục duy trì xu hướng tích cực hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, đặc biệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả khả quan trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới và khu vực.

Cụ thể, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 8 tháng năm 2023 (gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vốn đăng ký cấp mới có 1.924 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 8,87 tỷ USD, tăng 69,5% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 39,7% về số vốn đăng ký. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 7,55 tỷ USD, chiếm 85,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 472,4 triệu USD, chiếm 5,3%; các ngành còn lại đạt 851,8 triệu USD, chiếm 9,6%.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng

Trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng năm 2023, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 2,45 tỷ USD, chiếm 27,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc 1,88 tỷ USD, chiếm 21,2%; Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 1,15 tỷ USD, chiếm 13%; Đài Loan 700,4 triệu USD, chiếm 7,9%; Nhật Bản 555,4 triệu USD, chiếm 6,3%; Hàn Quốc 459,2 triệu USD, chiếm 5,2%.

Vốn tăng thêm giảm gần 40%

Tính đến 20/8/2023, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tăng thêm đạt 4,54 tỷ USD, giảm 39,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức thấp nhất so với cùng kỳ các năm 2020-2023, phản ánh những khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài chưa mở rộng quy mô các dự án đầu tư hiện hữu tại Việt Nam.

Tuy nhiên, vốn đăng ký điều chỉnh có 830 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 4,54 tỷ USD, giảm 39,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn FDI đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,08 tỷ USD, chiếm 82,7% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 685,7 triệu USD, chiếm 5,1%; các ngành còn lại đạt 1,63 tỷ USD, chiếm 12,2%.

Về vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tổng số có 2.268 lượt với tổng giá trị góp vốn 4,74 tỷ USD, tăng 62,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 903 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,7 tỷ USD và 1.365 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,04 tỷ USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 1,53 tỷ USD, chiếm 32,4% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,21 tỷ USD, chiếm 25,6%; ngành còn lại 1,99 tỷ USD, chiếm 42%.

Vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm qua

Bên cạnh đó, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 8 tháng năm 2023 ước đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua. Trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 10,75 tỷ USD, chiếm 82,1% tổng FDI thực hiện; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 863,5 triệu USD, chiếm 6,6%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 625,9 triệu USD, chiếm 4,8%.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng các năm 2019 - 2023 (tỷ USD)

Cũng trong 8 tháng năm 2023, có 79 dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 244,4 triệu USD, giảm 29,1% so với cùng kỳ năm trước; có 18 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 172 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 416,3 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 150,3 triệu USD, chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư; thông tin và truyền thông đạt 114,3 triệu USD, chiếm 27,5%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 84,4 triệu USD; chiếm 20,3%.

Có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 8 tháng; trong đó, Canada là nước dẫn đầu với 150,2 triệu USD, chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư; Singapore 115,1 triệu USD, chiếm 27,6%; Lào 113,9 triệu USD, chiếm 27,4%; Cuba đạt 11,8 triệu USD, chiếm 2,8%; Israel 6,1 triệu USD, chiếm 1,5%.

Theo báo cáo về vốn FDI của ngân hàng HSBC, FDI vào các nước trên thế giới đã sụt giảm một thời gian sau khi đạt đỉnh vào năm 2015 như một phần của xu hướng "đảo ngược toàn cầu hóa" và "phân mảnh địa kinh tế".

Ngược lại, dòng vốn FDI vào châu Á tiếp tục tăng cao hơn với bước nhảy vọt đáng chú ý trong ba năm qua. Có thể thấy, đại dịch ít ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư chảy vào khu vực này. Dòng vốn FDI vào châu Á đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2010.

Xét về tương quan tầm quan trọng của FDI trên toàn khu vực, tại Việt Nam, Malaysia, New Zealand, Úc và Philippines, dòng vốn FDI chiếm hơn 2% GDP. Ngược lại, ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đại lục và Bangladesh, dòng vốn FDI chiếm khoảng 1% GDP hoặc ít hơn.

相关内容
推荐内容