Theịtrườngcôngnghệđãtìmđượcchỗđứtỷ số bóng đá néto báo cáo của Bộ KH&CN, qua số liệu tổng hợp từ 4 sàn giao dịch công nghệ và các Techmart cho thấy, kết quả lượng giao dịch công nghệ và thiết bị năm 2013 là 5.482 giao dịch, tăng so với năm trước đó 33,5%, đạt tổng giá trị là 2.746 tỷ đồng. Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Hải Phòng, sau 5 năm hoạt động (từ năm 2008), thu hút gần 40.000 lượt người trao đổi, tìm kiếm các sản phẩm khoa học và công nghệ, gần 4.300 thông tin công nghệ thiết bị chào bán tại sàn, số lượng hợp đồng lên đến gần 300 với tổng trị giá đạt trên 380 tỷ đồng. Kết quả lượng giao dịch công nghệ và thiết bị tăng dần theo từng năm. Tại Sàn giao dịch công nghệ thành phố Đà Nẵng, sau 5 năm thành lập, đến nay đã có 5.321 doanh nghiệp Việt Nam và 153 doanh nghiệp nước ngoài tham gia đăng ký hoạt động và thường xuyên quảng bá thông tin, sản phẩm với số lượng giao dịch là 7.754. Ngoài Hải Phòng, Đà Nẵng, sàn giao dịch công nghệ TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng hứa hẹn làm nên chuyện khi mà hàng ngày, khối lượng giao dịch về công nghệ chiếm nhiều nhất cả nước, phạm vi hoạt động sâu rộng tới nhiều tỉnh thành, kết nối với các nước trong khu vực và quốc tế. Nhiều địa phương trên cả nước cũng đang triển khai dự án thành lập sàn giao dịch công nghệ như Thái Bình, An Giang, Tiền Giang… Bên cạnh sàn giao dịch công nghệ của các địa phương, trường đại học cũng đang có xu hướng đẩy mạnh hoạt động thiết lập các sàn giao dịch công nghệ ảo để tranh thủ lợi thế của Internet, điển hình là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Cùng với việc hình thành sàn giao dịch công nghệ, các văn phòng sở hữu trí tuệ đã bắt đầu được thành lập ở một số viện nghiên cứu lớn như Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Công nghệ thực phẩm... Các văn phòng, trung tâm dịch vụ chuyển giao công nghệ được lập ở một số trường đại học. Theo Tiến sỹ Phạm Thị Thu Hằng - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đã ngày càng đầu tư nhiều hơn cho KHCN, mức đầu tư chiếm khoảng 2,8% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu năm 2007, bình quân một doanh nghiệp chỉ đầu tư khoảng 712 triệu đồng, thì từ năm 2010 đến nay, mức chi phí cho đổi mới công nghệ đã tăng lên gấp 3 lần, đạt trên 2 tỷ đồng mỗi năm. Chính những điều này, sẽ thúc đẩy thị trường thị trường công nghệ phát triển sôi động hơn trong thời gian tới. Ông Phạm Văn Diễn, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN cho rằng, vì đặc thù là những sản phẩm trí tuệ, không phải ai cũng có thể hiểu được công nghệ, nên cần phải có một đội ngũ nhân lực lành nghề thì mới có thể khai thác được tiềm năng của các sàn giao dịch công nghệ. Các nhân lực ở đây đòi hỏi không chỉ là những nhà khoa học, những người giỏi về công nghệ mà còn biết được những kỹ năng, những phương pháp định giá, đánh giá, giới thiệu, phát hiện công nghệ, kết nối giữa các nhà sáng chế và doanh nghiệp. Theo ông Bùi Văn Quyền, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ KH&CN, việc thành lập sàn giao dịch công nghệ, còn mang tính tự phát, nội dung hoạt động ở các địa phương đã hình thành còn chồng chéo, trùng lắp chức năng... Do vậy, Nhà nước cần thể chế hóa rõ hơn về mô hình quản lý, tổ chức và hoạt động, cũng như những cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho các sàn giao dịch công nghệ phát triển. Văn Ngũ |