Bé gái 17 tháng tuổi bắt đầu bập bẹ nói những tiếng đầu tiên trong cuộc đời. Trên khuôn mặt nhỏ nhắn trắng trẻo,ếngkhócxélòngcủabégáithángtuổimắcungthưvõngmạlịch thi đấu giải hạng 2 nhật bản đôi mắt đã chẳng còn được nguyên vẹn. Không ai nghĩ đến, con phải học nói ngay trên chiếc giường bệnh nồng nặc mùi hoá chất đến ám ảnh. Cháu bé đó có tên là Trần Hoài An (tổ dân phố Quyền Thượng, phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Mấy tháng nay, con phải tập làm quen dần với cuộc sống nơi bệnh viện. Căn bệnh ung thư võng mạc “gõ cửa” tuổi thơ An như một định mệnh.
Tháng 11/2020, An xuất hiện triệu chứng nhãn cầu một bên mắt đổi sang màu trắng. Nhìn ra sự bất thường, chị Nguyễn Thị Gấm (31 tuổi) đưa con tới Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh rồi chuyển lên Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh thăm khám. Nhận thấy tình trạng phức tạp, bác sĩ đề nghị gia đình cho con chuyển tuyến lên Bệnh viện Mắt Trung ương. Trên quãng đường gần 400 cây số từ Hà Tĩnh ra thủ đô, chị Gấm không dám ngủ. Nhìn chăm chăm vào mắt con, chị thầm cầu nguyện điều xấu nhất đừng xảy đến. Đau lòng thay, tại Bệnh viện Mắt Trung ương, các bác sĩ kết luận Hoài An bị ung thư võng mạc. Qua các xét nghiệm, quá trình cộng hưởng từ nhằm tìm ra phương án điều trị, mọi thứ đều cho thấy tình trạng con mỗi lúc một xấu đi. Các bác sĩ khuyên gia đình nên chuyển sang Bệnh viện K Tân Triều để điều trị tiếp. Cái Tết vừa qua là Tết buồn nhất trong cuộc đời chị Gấm. “Nghĩ đứa trẻ nhỏ xíu đã mắc bệnh ung thư, nước mắt tôi cứ rơi xuống không kìm được. Ông trời sao bất công quá, để con còn nhỏ mà mắc bệnh ni". chị nghẹn ngào chia sẻ.
Từ cuối tháng 11/2020 cho đến nay, An nằm bệnh viện triền miên để điều trị bằng hoá chất. Một bên mắt con giờ đây chuyển hẳn sang màu trắng toàn bộ một cách vô hồn. Bước vào đợt điều trị, tác dụng phụ của hoá chất khiến đứa trẻ nôn và sốt khá nhiều. Con chỉ có thể chống chọi bằng những cơn khóc đến xé lòng. Ở bên cạnh, chị Gấm bật khóc theo, không biết làm cách nào gánh chịu đau đớn thay con. Gia đình kiệt quệ Gia đình chị Gấm thuộc một trong những hộ nghèo nhất vùng. Mấy năm nay, kinh tế suy kiệt do người nhà đi bệnh viện quá nhiều. Trước khi phát hiện bệnh ung thư của An, bà nội bé bị bệnh thận khá nặng, phải cắt bỏ một quả thận. Trong khi đó, mấy miệng ăn trong nhà chỉ phụ thuộc vào 1 sào ruộng. Vợ chồng chị Gấm làm nghề tự do, thu nhập vừa thấp lại không ổn định. Đợt dịch Covid-19 diễn ra, anh chị còn không có việc làm. Đến lúc An bị ung thư võng mạc, chị Gấm phải chạy vạy khắp nơi vay hơn 70 triệu đồng để có tiền đi lại khắp các bệnh viện, chi trả chi phí điều trị. Tuy nhiên, số tiền đó chẳng thấm tháp gì so với căn bệnh hiểm nghèo này. Chỉ riêng quá trình làm xét nghiệm cùng với việc điều trị hết sức tốn kém. 70 triệu đồng nhanh chóng hết sạch. Trung bình mỗi đợt điều trị hoá chất hết 3 triệu đồng, ít cũng rơi vào khoảng 2,5 triệu đồng/đợt tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm hỗ trợ, mỗi đợt chỉ kéo dài khoảng từ 7-10 ngày. Do An còn quá nhỏ, bố mẹ bé đều phải lên bệnh viện chăm sóc. Con chưa ăn được sữa bột, quá trình điều trị vất vả hơn rất nhiều. Chi phí sinh hoạt, ăn uống của vợ chồng chị Gấm tại bệnh viện lên đến gần 200.000 đồng/ngày.
Thời điểm hiện, gia đình chị gần như cạn kiệt hoàn toàn về kinh tế. Nghĩ đến khả năng phải đem con về, chị Gấm không ngăn được mình oà lên nức nở. “Tôi và chồng muốn cố gắng hết sức vì con. Nhưng ông trời không thương, cứ bắt con phải chịu khổ thế này. Giờ chẳng đi vay mượn thêm được nữa vì nợ quá nhiều. Tôi sợ một ngày con bị trả về thì tội con lắm”, chị Gấm nghẹn ngào. Đứng trước tình cảnh này, vợ chồng chị vẫn tìm cách để duy trì quá trình chữa bệnh cho bé An. Thế nhưng, mọi hy vọng của họ đang tắt dần bởi không còn nổi một đồng tiếp tục cho những ngày sắp tới nơi bệnh viện. Phạm Bắc
Bố tàn tật, mẹ thiểu năng trí tuệ, 2 bé gái tương lai mịt mờCó mẹ bị thiểu năng trí tuệ, bố tật nguyền, tương lai hai bé gái dễ thương, học giỏi bỗng trở nên mờ mịt. |