当前位置:首页 > Cúp C2 > 【giải bóng đá nga】Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thêm nỗi lo về IUU 正文

【giải bóng đá nga】Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thêm nỗi lo về IUU

来源:Empire777   作者:Thể thao   时间:2025-01-10 15:27:40
Xuất khẩu cua,ệpxuấtkhẩuthủysảnthêmnỗilovềgiải bóng đá nga ghẹ tăng trưởng ở nhiều thị trường lớn
Cá ngừ có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng cao
Bất ngờ xuất khẩu thủy sản sang Algeria tăng 56%
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thêm nỗi lo về IUU
Doanh nghiệp chế biến hải sản nỗ lực tuân thủ về nguồn nguyên liệu. Ảnh: T.H

Nhiều nước kiểm soát chặt

Từ 1/12/2022, Nhật Bản sẽ áp dụng giấy chứng nhận, xác nhận theo quy định IUU với 4 loài thuỷ sản XK vào thị trường này, gồm: Mực ống và mực nang, cá thu đao Thái Bình Dương, cá thu mackerel và cá trích. Để thực thi tốt các yêu cầu này, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản (NAFIQAD) đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản XK sang Nhật Bản cần nghiên cứu các yêu cầu về khai báo thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản để tổ chức thực hiện kiểm soát trong quá trình thu mua, tiếp nhận, chế biến đối với 4 loài thủy sản đáp ứng quy định IUU.

Khi có nhu cầu xác nhận cho lô hàng được chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu thuộc 4 loài thủy sản trên để xuất khẩu vào Nhật Bản, cần lập đầy đủ hồ sơ đề nghị theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT gửi về Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng trên địa bàn để được thực hiện thẩm định, xác nhận. Đồng thời các DN chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu Nhật Bản để cập nhật và thực hiện đầy đủ các quy định, thủ tục có liên quan của Nhật Bản khi xuất khẩu 4 loài thủy sản trên vào thị trường này.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 9/2022 là tròn 5 năm VASEP phát động Chương trình doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU với 4 nhóm hành động trọng tâm đã được VASEP và doanh nghiệp hải sản đã thực hiện liên tục và xuyên suốt, bao gồm: cam kết của doanh nghiệp chống khai thác IUU; góp ý sửa đổi khung pháp lý liên quan đến khai thác thuỷ sản; truyền thông tới doanh nghiệp và ngư dân về quy định chống khai thác IUU và truyền thông tới quốc tế về nỗ lực của ngành khai thác thuỷ sản Việt Nam và tích cực hợp tác quốc tế chia sẻ thông tin, đề xuất hỗ trợ khắc phục thẻ vàng IUU.

Tuy nhiên, cho tới nay, sự nỗ lực của cả ngành khai thác thuỷ sản Việt Nam vẫn chưa đủ để EU xem xét tháo gỡ thẻ vàng. Được biết, cuối tháng 10 năm nay, phái đoàn thanh tra EU sẽ sang Việt Nam kiểm tra về việc thực thi quy định IUU và việc khắc phục những khuyến nghị của EU.

“Chưa biết kết quả thanh tra và quyết định của EU sắp tới sẽ theo chiều hướng nào. Nhưng ngành xuất khẩu hải sản từ đầu năm tới nay chật vật vì thiếu nguyên liệu cho chế biến, chi phí đầu vào đội lên quá cao, nay lại thêm khó ở thị trường Nhật Bản, cộng thêm với quy định của thị trường Mỹ…”- Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo của VASEP chia sẻ.

Đối diện với thực tế trên, để XK hải sản khai thác không đình trệ, các chuyên gia cho rằng, rất cần gấp sự thay đổi từ cấp địa phương trở lên, sao cho quy trình cấp giấy xác nhận, chứng nhận cho hải sản khai thác phải được đơn giản hóa và ứng dụng số hoá, để doanh nghiệp làm thủ tục xác nhận không bị ách tắc hoặc bế tắc vì không được xác nhận.

Tuân thủ quy định về nguồn nguyên liệu

Để quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, các hệ sinh thái biển, phát triển nghề cá Việt Nam theo hướng bền vững, có trách nhiệm, mới đây Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1077/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025”.

Đề án nhằm triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật thủy sản; tập trung triển khai các quy định về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của ủy ban châu Âu (EC)…

Đề án đặt mục tiêu 100% sản lượng thủy sản từ khai thác trong nước khi bốc dỡ qua cảng cá được kiểm tra, giám sát theo quy định; 100% sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của nước ngoài cập cảng biển Việt Nam được kiểm tra, giám sát theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng của FAC)-2009 (Hiệp định PSMA).

Một trong những điểm nổi bật của Đề án là ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và không để tái diễn ở các năm tiếp theo. Ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Theo đó, cần triển khai 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án, trong đó hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách; thực thi pháp luật, xử lý các hành vi khai thác IUU; truy xuất nguồn gốc sản phẩm hải sản; thực hiện các nghĩa vụ điều ước quốc tế và hợp tác quốc tế…

Trong đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát điều kiện của toàn bộ tàu cá khi rời cảng, đặc biệt các tàu có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU; kiên quyết ngăn chặn, xử lý tàu cá không đủ điều kiện theo quy định tham gia khai thác hải sản;

Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển; đặc biệt là tại các khu vực vùng biển chồng lấn, tranh chấp, chưa phân định để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài; kiên quyết đấu tranh khi lực lượng chức năng nước ngoài kiểm soát, bắt giữ, xử lý trái phép tàu cá, ngư dân của ta.

Công khai các tàu cá nghi vấn tổ chức đi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; tập trung điều tra, xử lý nghiêm minh, dứt điểm các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối, cố tình đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý hoặc do lực lượng chức năng trong nước phát hiện

标签:

责任编辑:Cúp C1