Doanh nghiệp cung ứng cấp 1 chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài
Theo thống kê của Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, cả nước hiện có khoảng 3.300 DN CNHT, trong đó có 1.800 DN sản xuất phụ tùng, linh kiện và hơn 1.500 DN sản xuất nguyên vật liệu cho ngành dệt may, da giày. Các DN CNHT tạo việc làm cho hơn 550.000 lao động, tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất linh kiện kim loại và sản xuất linh kiện điện - điện tử.
Theo đánh giá của các chuyên gia, các DN CNHT có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại, linh kiện xe đạp, xe máy, linh kiện cơ khí tiêu chuẩn, dây cáp điện, linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật, săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng khá tốt nhu cầu trong nước và XK sang một số quốc gia trên thế giới.
Điển hình, theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch XK điện thoại và linh kiện trong năm 2017 đạt 45,27 tỷ USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2016. Tương tự, đối với ngành ô tô trung bình mỗi năm Việt Nam NK 3,5 tỷ USD phụ tùng linh kiện nhưng đồng thời cũng XK phụ tùng linh kiện ô tô đạt 4,4 tỷ USD...
Mặc dù các DN CNHT Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng theo ông Trần Quang Hà, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, mức độ tham gia vào chuỗi cung ứng của các DN FDI và chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn rất hạn chế. Phần lớn các DN trong nước chỉ là các DN cấp 3, cấp 4, một số ít trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2. Sản phẩm chủ yếu là linh kiện, chi tiết đơn giản, có hàm lượng công nghệ và giá trị thấp.
Cụ thể, đối với CNHT ngành ô tô, theo số liệu thống kê có 20 nhà sản xuất, lắp ráp ô tô đang hoạt động tại Việt Nam. Mạng lưới các DN CNHT gồm 84 DN cấp 1, và 145 DN cấp 2,3 nhưng phần lớn là DN FDI, chỉ có một số ít DN cung ứng trong nước cung cấp linh kiện, phụ tùng ô tô đơn giản như chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, vỏ ca bin, cửa xe, săm lốp...
Hay ngành CNHT ngành điện tử, trong năm 2017, Việt Nam xếp thứ 12 thế giới và thứ 3 ASEAN về XK điện tử với kim ngạch đạt khoảng 75 tỷ USD. Tuy nhiên, 95% kim ngạch XK điện tử đến từ khu vực FDI. Các nhà cung ứng cấp 1 cho ngành cũng chủ yếu là DN FDI, các DN trong nước phần lớn tham gia vào cấp 2,3 số lượng không nhiều, chủ yếu là linh kiện cơ khí, nhựa, cao su có giá trị thấp và một số linh kiện vật tư khác (bao bì, khuôn, đồ gá).
Số liệu thống kê về năng lực cung ứng của các DN CNHT cũng cho thấy, trong số khoảng 200 nhà cung ứng cho Samsung, hiện nay mới có 35 DN Việt Nam là nhà cung ứng cấp 1, còn lại phần lớn là DN nước ngoài. Các DN Việt Nam chủ yếu là cung cấp bao bì và chi tiết đơn giản. Trong hoạt động cung ứng cho Công ty Canon Việt Nam, hiện các nhà cung ứng trong nước (kể cả DN Việt Nam và FDI) mới chỉ tập trung vào các linh kiện nhựa - cao su (đáp ứng 42% nhu cầu) hoặc cơ khí đơn giản (30%) trong khi nhóm linh kiện điện - điện tử chuyên dụng hầu hết phải NK hoặc do Canon tự sản xuất. Trong số các DN CNHT trong nước có tham gia vào mạng cung ứng của Canon, tỷ lệ các nhà cung ứng nội địa thuần Việt cũng rất ít. Tương tự, trong số khoảng 40 nhà cung ứng cho Panasonic Việt Nam, mới có 3 DN thuần Việt và giá trị đơn hàng cung ứng chiếm chưa đến 10% tổng giá trị linh kiện đầu vào.
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực
Theo ông Trần Quang Hà, nhằm nâng cao năng lực cung ứng cho các DN CNHT, Bộ Công Thương đang triển khai thực hiện các đề án thuộc Chương trình phát triển CNHT năm 2018, trong đó có các nội dung nhằm tăng cường kết nối giữa DN CNHT trong nước với các DN FDI và các tập đoàn đa quốc gia. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đang đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong các chương trình, dự án nhằm nâng cao năng lực DN CNHT trong nước để đáp ứng yêu cầu và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong đó, Bộ Công Thương đã hợp tác với Samsung trong việc phát triển nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cho Samsung và triển khai Chương trình hợp tác đào tạo 200 chuyên gia tư vấn Việt Nam trong lĩnh vực cải tiến sản xuất và chất lượng, từ đó tạo tính lan tỏa nâng cao năng lực của các DN CNHT trong nước để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng tích cực triển khai các hoạt động hợp tác với Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đào tạo cán bộ xây dựng chính sách và cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực CNHT; Hợp tác với Ngân hàng Thế giới triển khai thực hiện Chương trình thí điểm phát triển Nhà cung cấp của Việt Nam với mục tiêu nâng cao năng lực của các DN Việt Nam để có thể đáp ứng yêu cầu và tham gia vào chuỗi cung ứng của các DN FDI. Trong chương trình này có 45 DN CNHT Việt Nam và 8 DN FDI là các tập đoàn đang hoạt động sản xuất tại Việt Nam là Bosch, Canon, Datalogic, Denso, Ford, General Electronic, Panasonic, Toyota.
Bên cạnh các giải pháp nêu trên, Bộ Công Thương còn triển khai các giải pháp tăng cường kết nối DN CNHT Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu như: Thu hút đầu tư, gia tăng số lượng DN CNHT thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư; hỗ trợ nhà đầu tư, DN CNHT tiếp cận với các chính sách, chương trình ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành CNHT, đặc biệt là đầu tư từ các công ty vệ tinh cấp 1 của các DN FDI và từ các nhà đầu tư, DN Việt Nam để tạo các lớp cung ứng; phát triển vườn ươm ươm tạo DN CNHT...
Ngoài ra, để nâng cao năng lực DN CNHT nội địa, Bộ Công Thương còn triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ DN nâng cao năng lực về công nghệ, quản lý, thương mại, nhân lực và áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến; giới thiệu, kết nối chuyên gia nước ngoài hỗ trợ trực tiếp tại các doanh nghiệp CNHT. Đồng thời, tổ chức kết nối DN CNHT nội địa với DN FDI và tập đoàn đa quốc gia thông qua các chương trình trao đổi thông tin, giới thiệu nhu cầu và năng lực cung ứng của 2 bên. Tổ chức các chương trình hội thảo, tổ chức các DN tham gia các hội chợ, triển lãm về công nghệ nhằm kết nối, phát triển thị trường CNHT...
Theo nhận định của ông Lê Dương Quang, Chủ tịch Hiệp hội CNHT Việt Nam, ngành CNHT trong nước đang có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển do các nhà sản xuất lớn đều muốn dùng sản phẩm CNHT trong nước để giảm chi phí. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi; đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài rất tốt, sắp tới sẽ có thêm nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam đây là cơ hội lớn cho ngành CNHT. Các DN trong ngành hầu hết là doanh nhân trẻ, năng động, được đào tạo bài bản, áp dụng dụng kỹ năng quản lý, khoa học công nghệ tốt.
Thuận lợi nhiều nhưng khó khăn cũng không ít vì trên thực tế các nhà sản xuất lớn vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào các nhà cung ứng Việt Nam, ngay cả DN trong nước cũng chưa coi trọng sản phẩm trong nước. Sự kết nối, phối hợp giữa các DN còn kém.
Trong tình hình trên, để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, ông Lê Dương Quang cho rằng, các DN phải tự nỗ lực vươn lên không nên mong chờ nhiều quá vào Nhà nước và thiện chí của các DN nước ngoài. Các DN phải xác định thế mạnh của mình, làm sản phẩm gì, chấp nhận rủi ro để mạnh dạn đầu tư. Bên cạnh đó phải chủ động tiếp xúc với DN nước ngoài, chấp nhận đi từ thấp đến cao và phải liên tục tìm hiểu các tiêu chuẩn để đáp ứng vì các DN nước ngoài luôn đòi hỏi cao về tiêu chuẩn, chất lượng.
顶: 59踩: 5
【kq verona】Giải pháp nào nâng tầm ngành công nghiệp hỗ trợ ?
人参与 | 时间:2025-01-10 01:53:05
相关文章
- Sông Sài Gòn bị sạt lở
- Rước dâu bằng cáp treo
- Cha mẹ bị lũ cuốn, con thơ 2 tuổi mếu máo đi tìm giữa đám tang
- Mồ côi mẹ, anh trai rớt nước mắt xin cứu em gái mắc bệnh hiểm nghèo
- Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- Gây thương tích 37% cho hàng xóm vì bị xúc phạm
- Người đủ 75 tuổi trở lên không bị áp dụng hình phạt tử hình
- Nguy cơ mất mạng cả mẹ lẫn con của thai phụ mắc bệnh hiếm, không người thân
- Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- Bé Thành Hiếu được bạn đọc ủng hộ gần 100 triệu đồng
评论专区