【lich thi dau ngoai.hang anh】Không thu phí để khuyến khích hòa giải, đối thoại tại Tòa án
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 02:02:00 评论数:
Đối thoại tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp mới,ôngthuphíđểkhuyếnkhíchhòagiảiđốithoạitạiTòaálich thi dau ngoai.hang anh vì vậy trước mắt Nhà nước đảm bảo thanh toán chi phí từ ngân sách Nhà nước để khuyến khích người dân lựa chọn phương thức này.
Đó là quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án. Báo cáo vừa được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, phục vụ việc tiếp tục thảo luận, thông qua luật tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang lấy ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội về về những nội dung còn có ý kiến khác nhau tại dự thảo Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án (Ảnh: Quochoi.vn) |
Trình Quốc hội dự ánLuật Hoà giải, đối thoại tại Toà án ở kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019, Toà án nhân dân Tối cao cho biết quá trình soạn thảo còn có quan điểm khác nhau về quy định kinh phí hoà giải, đối thoại tại Toà án.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án, chưa quy định việc thu phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Quy định như vậy thể hiện được bản chất ưu việt của chế độ, trách nhiệm của Nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, đồng thời, góp phần khuyến khích các bên sử dụng hòa giải, đối thoại tại Tòa án để giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, đặc biệt là khi phương thức này mới được áp dụng, cần có thời gian để đi vào cuộc sống.
Với việc các tranh chấp, khiếu kiện được giải quyết thông qua hòa giải, đối thoại, vụ việc không phải qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của các luật tố tụng, kết quả giải quyết được các bên tự nguyện thi hành sẽ tiết kiệm một khoản kinh phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước. Thực tiễn thí điểm cho thấy việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã giảm khoảng 80% chi phí so với mức chi để xét xử một vụ việc theo thủ tục sơ thẩm.
Quan điểm thứ hai đồng tình về việc cần có chính sách tài chínhhỗ trợ, khuyến khích các bên lựa chọn hòa giải, đối thoại để giải quyết tranh chấp, khiếu kiện. Tuy nhiên, cũng cần quy định thu một khoản phí đối với một số trường hợp cụ thể với mức thu hợp lý để chia sẻ gánh nặng với ngân sách Nhà nước. Theo đó, cần quy định thu phí đối với đối với các trường hợp: pháp nhân nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính; cá nhân nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại.
Tòa án nhân dân tối cao đồng tình với quan điểm thứ nhất và theo đó không quy định về phí hòa giải, đối thoại trong dự thảo luật.
Qua hai vòng thảo luận tại tổ và hội trường ở kỳ họp thứ tám của Quốc hội, nhiều ý kiến đại biểu tán thành việc Nhà nước không thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án đối với các đương sự với những lý do Tòa án nhân dân tối cao đã nêu trên.
Nhưng, cũng có nhiều vị đại biểu đề nghị cân nhắc để quy định Nhà nước thu một khoản chi phí nhất định đối với một số trường hợp cụ thể.
Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì hòa giải, đối thoại tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp mới, vì vậy trước mắt Nhà nước đảm bảo thanh toán chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án từ ngân sách Nhà nước để khuyến khích người dân lựa chọn phương thức này.
Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng: đa số các trường hợp chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thanh toán từ ngân sách Nhà nước. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại chỉ phải chịu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án đối với 3 trường hợp. Một là pháp nhân, cá nhân nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch.Hai, chi phí phát sinh khi tiến hành hòa giải, đối thoại trong trường hợp các bên thống nhất hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc có trụ sở, trước khi Hòa giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành. Ba, chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
Đây là những hoạt động phát sinh lợi nhuận hoặc thường là các khoản chi lớn, các bên có trách nhiệm chia sẻ một phần để giảm chi cho ngân sách nhà nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lý giải.
Dự thảo luật quy định, với ba trường hợp nêu trên, mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp do Chính phủ quy định chi tiết.
1. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thanh toán từ ngân sách Nhà nước, trừ các trường hợp sau đây các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí:
a) Pháp nhân, cá nhân nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
b) Chi phí phát sinh khi tiến hành hòa giải, đối thoại trong trường hợp các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc có trụ sở, trước khi Hòa giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
c) Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
2. Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp chi phí quy định tại khoản 1 Điều này.
(Nguồn: Luật hoà giải, đối thoại tại toà án - dự thảo xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội).