【kết quả tỷ số ac milan】Giải pháp duy nhất chấm dứt chiến tranh Nga
Trong một bài viết mới đăng tải trên trang CNN,ảiphápduynhấtchấmdứtchiếkết quả tỷ số ac milan Jeffrey Sachs, Chủ tịch Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (LHQ) và cũng là tác giả cuốn "Thời đại toàn cầu hóa" (2020) cho rằng, chiến lược hai mũi nhọn của Mỹ nhằm giúp Ukraine vượt qua chiến dịch tấn công quân sự của Nga bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Moscow, cũng như viện trợ các khí tài mạnh cho các lực lượng vũ trang của Kiev, có thể sẽ không thành công.
Ông Sachs viết, điều cần thiết là một thỏa thuận hòa bình, thứ hiện có thể trong tầm tay. Tuy nhiên, để đạt được một thỏa thuận như vậy, Mỹ sẽ phải thỏa hiệp về NATO, điều Washington cho đến nay vẫn bác bỏ.
Trước khi phát động cuộc tấn công quân sự vào Ukraine hồi cuối tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi tới Mỹ và các đồng minh phương Tây một danh sách các yêu cầu về bảo đảm an ninh, trong đó đáng chú ý nhất là yêu cầu NATO phải ngưng mở rộng về phía đông. Mỹ rõ ràng đã không sẵn sàng chấp nhận đòi hỏi đó. Theo ông Sachs, hiện là thời điểm thích hợp để xem lại chính sách này. Tổng thống Putin cũng sẽ phải thể hiện sẵn sàng nhượng bộ để tạo điều kiện đàm phán thành công.
Chuyên gia LHQ giải thích, cách tiếp cận "vừa viện trợ vũ khí, vừa trừng phạt" của Washington nghe có vẻ thuyết phục trước dư luận Mỹ, nhưng nó không thực sự hiệu quả trên toàn cầu. Chính sách này nhận được rất ít sự ủng hộ bên ngoài Mỹ với châu Âu, và rốt cuộc có thể vấp phải phản ứng dữ dội về chính trị ở chính những nơi này.
Phương Tây đã thúc đẩy chiến dịch vận động cô lập Nga, nhưng các nước đang phát triển từ chối làm như vậy và ví dụ rõ thấy gần đây nhất là cuộc bỏ phiếu do Mỹ khởi xướng nhằm loại Nga khỏi Hội đồng nhân quyền LHQ. Dù 93 nước đã bỏ phiếu ủng hộ động thái, nhưng có tới 100 nước không làm điều này (bao gồm 24 nước bỏ phiếu chống, 58 nước bỏ phiếu trắng và 18 nước không tham gia). Đáng chú ý, 100 quốc gia nói trên đang là nơi cư trú của 76% dân số thế giới.
Các quốc gia có thể có lí do riêng để phản đối sáng kiến của Mỹ, kể cả vì quan hệ thương mại với Nga. Thực tế phản ánh phần lớn thế giới bác bỏ việc cô lập Moscow, ít nhất ở mức Washington mong muốn.
Các biện pháp trừng phạt là một phần quan trọng trong chiến lược của Mỹ, nhưng chiến lược này đang bộc lộ nhiều vấn đề. Thứ nhất, ngay cả khi các lệnh trừng phạt gây ra khó khăn kinh tế ở Nga, chúng vẫn khó có khả năng thay đổi nền chính trị hay các chính sách của Nga theo bất kỳ cách quyết định nào. Kết luận có thể rút ra từ thực tế, các lệnh trừng phạt hà khắc của Washington chống Venezuela, Iran và Triều Tiên đã làm suy yếu các nền kinh tế này, nhưng cho đến nay không thay đổi được nền chính trị hay các chính sách của họ theo cách Mỹ muốn.
Vấn đề thứ 2 là, ít nhất một phần các biện pháp trừng phạt rất dễ bị né tránh và nhiều khả năng sẽ xuất hiện thêm các hành vi như vậy theo thời gian. Các biện pháp trừng phạt của Washington áp dụng hiệu quả nhất đối với các giao dịch dựa vào đồng USD, liên quan đến hệ thống ngân hàng Mỹ. Các quốc gia đang tìm cách né tránh trừng phạt đã tìm ra cách thực hiện giao dịch không thông qua ngân hàng hay đồng USD. Giới quan sát dự đoán có thể ngày càng có nhiều giao dịch với Nga bằng đồng Rúp, Rupee, Nhân dân tệ và các đồng tiền khác thời gian tới.
Vấn đề thứ 3 là hầu hết thế giới không tin vào các lệnh trừng phạt và cũng không đứng về phía nào trong cuộc chiến Nga - Ukraine. Tổng cộng tất cả các quốc gia và khu vực áp trừng phạt Nga, gồm Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU), Nhật, Singapore, Australia, New Zealand và một số ít quốc gia khác chỉ chiếm 14% dân số thế giới.
Vấn đề thứ 4 là hiệu ứng boomerang. Các lệnh trừng phạt Nga gây tổn hại không chỉ đối với nước này mà toàn bộ nền kinh tế thế giới, làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, gia tăng lạm phát và tình trạng thiếu lương thực. Đây là lí do tại sao nhiều nước châu Âu có thể sẽ duy trì việc nhập khẩu khí đốt và dầu mỏ từ Nga, cũng như là lí do Hungary và có lẽ một số nước châu Âu khác sẽ đồng ý thanh toán cho Nga bằng đồng Rúp. Hiệu ứng boomerang cũng có thể sẽ gây tổn hại cho đảng Dân chủ của Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới đây, khi lạm phát ăn mòn thu nhập thực tế của các cử tri.
Vấn đề thứ 5 là không có sự co giãn nhu cầu theo biến động giá đối với các mặt hàng năng lượng và ngũ cốc của Nga. Khi số lượng hàng xuất khẩu của Nga giảm, giá của những mặt hàng đó trên thế giới lại tăng lên. Nga rốt cuộc có thể kết thúc với khối lượng xuất khẩu thấp hơn nhưng doanh thu xuất khẩu gần như bằng hoặc thậm chí cao hơn.
Vấn đề thứ 6 là địa chính trị. Các quốc gia khác coi cuộc chiến Nga - Ukraine ít nhất là một phần nỗ lực của Nga nhằm chống lại sự bành trướng của NATO sang Ukraine.
Mỹ tuyên bố NATO là một liên minh phòng thủ thuần túy, nhưng Nga và một số nước lại nghĩ khác. Họ hoài nghi việc NATO ném bom Serbia vào năm 1999, sự hiện diện của lực lượng NATO ở Afghanistan suốt 20 năm sau thảm họa khủng bố Mỹ 11/9/2001 và việc liên minh oanh tạc Libya năm 2011, dẫn đến sự lật đổ nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi. Các nhà lãnh đạo Nga đã phản đối NATO mở rộng về phía đông kể từ khi liên minh bắt đầu quá trình kết nạp CH Séc, Hungary và Ba Lan vào giữa những năm 1990. Đáng chú ý, khi ông Putin kêu gọi NATO ngừng mở rộng sang Ukraine, ông Biden đã thẳng thừng từ chối đàm phán với Moscow về vấn đề này.
Tóm lại, nhiều quốc gia sẽ không ủng hộ các áp lực toàn cầu đối với Nga có thể dẫn đến sự mở rộng của NATO. Phần còn lại của thế giới muốn hòa bình, không phải là một chiến thắng của Mỹ hoặc NATO trong cuộc chiến ủy nhiệm với Nga.
Mỹ muốn chứng kiến Nga thất bại về mặt quân sự và khí tài viện trợ của NATO cho Ukraine có thể gây ra tổn thất lớn đối với các lực lượng Moscow. Nhưng Ukraine cũng bị tàn phá nặng nề trong quá trình này.
Tất cả ám chỉ, chiến lược hiện thời của Mỹ và các đồng minh phương Tây có thể đang khiến Nga "chảy máu" nhưng không thể cứu được Ukraine, trong khi lại tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ thế giới thành hai phe thân và chống NATO cũng như sự xói mòn ổn định về kinh tế và chính trị của thế giới.
Ông Sachs đề xuất, bước then chốt đối với Mỹ, các đồng minh và Ukraine là cam kết rõ rằng NATO sẽ không kết nạp Ukraine nếu Nga chấm dứt chiến tranh và rút hết khỏi nước láng giềng. Các nước đồng minh với Nga và những nước không chọn bên sau đó sẽ thông báo với lãnh đạo Điện Kremlin rằng, do ông đã chấm dứt được sự mở rộng của NATO như mong muốn nên đã đến lúc quân Nga rút hết về nước.
Tất nhiên, các cuộc đàm phán có thể thất bại nếu các yêu cầu của Nga vẫn không thể chấp nhận được. Nhưng ít nhất, các bên nên cố gắng hết sức để xem liệu có thể đạt được hòa bình thông qua sự trung lập của Ukraine được quốc tế bảo đảm hay không.
Tuấn Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo để tăng tốc quá trình nghiên cứu, sản xuất thuốc
- Hơn 51.000 doanh nghiệp đóng cửa trong hai tháng đầu năm nay
- Công ty TNHH Chứng nhận và Kiểm định Chất lượng Opacontrol thực hiện dịch vụ ngoài cấp phép?
- Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- T&T Group được vinh danh trong hoạt động kinh doanh và công tác an sinh xã hội
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam ghi nhận nỗ lực đảm bảo quyền lợi người lao động của Nhà máy Number One Chu
- Truyền cảm hứng cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong kỷ nguyên số
- Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- Thành công trong đầu tư quốc tế và công nghệ, Viettel tiếp tục là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam
- Đâu là điểm ngắm của người mua nhà tại TP. HCM?
- Vinhomes báo lãi gần 14.500 tỷ đồng trong quý 3, tiền mặt tăng vọt
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- Thiết bị cảm biến giúp người dùng phát hiện lượng thuốc trừ sâu có trong thực phẩm
- Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- Xây dựng Petrovietnam thành Tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia
- Dược Phúc Vinh quảng cáo sản phẩm trái phép, bị xử phạt
- Phát triển công nghệ pin mới giúp sạc xe điện trong thời gian cực ngắn chỉ 72 giây
- Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- Lợi bất cập hại khi trang bị nhiều công nghệ trên ô tô