【nhan dinh mancity】Chủ tịch nước đặt hoa tại Biển tưởng niệm Bác Hồ ở London
Ngày 5/5,ủtịchnướcđặthoatạiBiểntưởngniệmBácHồởnhan dinh mancity trong khuôn khổ chuyến tham dự lễ đăng quang của Vua Anh Charles III tại London, Chủ tịch nước đã đến đặt hoa tại biển tưởng niệm Bác Hồ ở tòa nhà New Zealand House trên phố Hay Market.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các thành viên trong đoàn thành kính dâng hoa tưởng nhớ vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của nhân dân Việt Nam, Người anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.
Chủ tịch nước bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ôn lại hành trình tìm đường cứu nước của Bác, trong đó có những năm tháng Người sống và làm việc ở Anh. Tuy thời gian Người ở Anh không dài, đã góp phần định hình tư tưởng chính trị để Người tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long, thời gian sống và làm việc tại Anh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị hai nước.
Di tích lịch sử tại tòa nhà New Zealand House và một số địa danh khác ở London - nơi lưu dấu chân của Hồ Chủ tịch, có ý nghĩa quan trọng trong việc giới thiệu tới bạn bè Anh và quốc tế lịch sử và sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam, đồng thời giúp thúc đẩy tình hữu nghị giữa hai đất nước, hai dân tộc.
Tòa nhà 19 tầng New Zealand House trên phố Hay Market nằm ở vị trí trung tâm London, được xây dựng trên nền khách sạn Carlton, một khách sạn hạng sang mở cửa từ năm 1899 - 1940, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm phụ bếp trong thời gian Người sống ở London.
Nhiều nơi khác ở London cũng lưu dấu chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiếp đó, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến thăm Bảo tàng Anh – địa danh lịch sử từng là nơi Karl Marx, Friedrich Engels, V.I.Lenin cùng nhiều nhà tư tưởng lớn đã đến làm việc và nghiên cứu trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa cộng sản khoa học.
Chủ tịch nước đã tới thăm phòng đọc của bảo tàng, tham quan những ấn phẩm mang dấu ấn của Karl Marx. Đây là nơi nhiều nhà tư tưởng lớn thế giới, trong đó có Karl Marx và Lenin đến nghiên cứu. Hiện có khoảng 25.000 quyển sách, tư liệu quý được lưu giữ tại phòng đọc.