【tiến lên miền nam có thối 2 ko】Cảnh giác với sách giả, sách in lậu

Báo Cà Mau(CMO) Những ngày này, thị trường sách giáo khoa (SGK) ở Cà Mau bắt đầu sôi động để phục vụ nhu cầu mua sắm của phụ huynh và học sinh chuẩn bị vào năm học mới. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng in và phát hành xuất bản ấn phẩm giả đang diễn biến rất phức tạp. Sách in lậu được làm với trình độ khá cao, nhìn bên ngoài giống sách thật, có đầy đủ thông tin xuất bản nên rất khó nhận biết và phát hiện.

Đơn vị chức năng khuyến cáo, khi mua SGK, phụ huynh và học sinh nên lựa chọn các đơn vị phát hành SGK trực thuộc NXB Giáo dục Việt Nam như Công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục, Công ty cổ phần Sách - Thiết bị trường học tại địa phương hoặc Nhà sách Fahasa, để tránh mua nhầm sách giả.

Ông Ngô Chiến Sự, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học Cà Mau, cho biết: “Để phục vụ nguồn SGK cho năm học 2023-2024, từ đầu tháng 4 năm nay Công ty đã có kế hoạch đặt sách từ Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam để chuẩn bị lượng SGK đối với từng khối lớp để kịp phát hành đến các đại lý và các điểm trường trong tỉnh.

Về giá cả thị trường SGK năm nay không có gì thay đổi so với năm học trước. Chỉ có SGK lớp 4, 8, 11 giảm 20% so với giá ghi trên bìa sách.

Đầu tháng 8 tới Công ty sẽ phát hành đầy đủ sách ở các khối lớp để các em học sinh có sách đến trường trước ngày khai giảng”.

Hiện nay, tại Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học Cà Mau có số lượng sách hiện hành đối với lớp 5, 9, 12 là 404.500 bản (tính đến ngày 26/6 đạt 90% so với kế hoạch); sách mới lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 là 1,3 triệu bản (tính đến ngày 26/6 đạt 92% so với kế hoạch); sách mới bổ trợ lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 là 879.300 bản (tính đến ngày 26/6 đạt 80%). Riêng đối với SGK lớp 4, 8, 11 là 708.400 bản, dự kiến ngày 15/7 sẽ phát hành ra thị trường, đảm bảo thị trường cung trong tỉnh trước thềm năm học mới.

Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là tình hình in và phát hành xuất bản ấn phẩm giả đang diễn biến hết sức phức tạp, khó phát hiện.

Sách in lậu được “hô biến” giống y sách thật nhưng được in trên giấy kém chất lượng, có nhiều sai sót nghiêm trọng về nội dung, màu sắc và hình ảnh dẫn đến sai lệch kiến thức tiếp nhận của học sinh.

Bên cạnh đó, sử dụng sách giả, học sinh sẽ không truy cập và sử dụng được các tư liệu, tiện ích hỗ trợ, gây tổn hại lớn đến việc dạy và học trong nhà trường.

Theo đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, SGK giả là tự sao chụp/scan từ các tựa sách thật rồi in lại, mang nội dung và cách trình bày giống sách thật. Nhiều sách giả bị in không đầy đủ nội dung, hình minh họa để tiết kiệm chi phí in ấn.

Các đối tượng in sách giả không thực hiện quy trình xuất bản theo quy định, không trả tiền bản quyền cho tác giả, vì thế, sách giả thường được bán “phá giá” so với giá in trên bìa và giá của sách thật.

Ngày 22/6 vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau phối hợp cùng NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức đoàn đến kiểm tra các công ty, cửa hàng phân phối SGK trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra đã phát hiện nhiều cửa hàng phân phối SGK không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp, với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng theo giá niêm yết.

Trước tình hình in và phát hành SGK giả phục vụ năm học mới 2023-2024 đang tràn lan và diễn biến phức tạp, ngày 22/6 vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau phối hợp cùng NXB Giáo dục Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức đoàn đến kiểm tra các công ty, cửa hàng phân phối SGK trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, đoàn đã đến kiểm tra các công ty, nhà sách tại TP Cà Mau và một số nhà sách trên địa bàn huyện Cái Nước.

Qua kiểm tra thực tế, đoàn phát hiện hàng trăm đầu SGK giả ở các môn Tiếng Việt lớp 3, Toán lớp 3 và Tiếng Anh lớp 4, 6, 12 mà những đơn vị phân phối này không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp, với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng theo giá niêm yết.

Đáng nói, đối với sách Tiếng Anh lớp 4, 8, 11 mới vừa được UBND tỉnh phê duyệt danh mục SGK nên Công ty cổ phần Sách - Thiết bị trường học Cà Mau hiện chưa nhận nguồn sách từ NXB Giáo dục Việt Nam (đơn vị cung cấp SGK chính thống cho các tỉnh, thành phố trên cả nước) để phân phối đến các huyện, thành phố trong tỉnh, nhưng đã được bày bán tại một số công ty, nhà sách khác trên địa bàn tỉnh.

 Đối với sách Tiếng Anh lớp 4, 8, 11 mới vừa được UBND tỉnh phê duyệt danh mục SGK nên Công ty cổ phần Sách - Thiết bị trường học Cà Mau hiện chưa nhận nguồn sách từ NXB Giáo dục Việt Nam, nhưng đã được bày bán tại một số công ty, nhà sách khác trên địa bàn tỉnh.

Để giúp nhận biết SGK thật - giả, ông Ngô Chiến Sự chỉ rõ: Sách giả thường bị cắt xén, khổ sách nhỏ hơn so với sách thật, đóng gáy cẩu thả, gáy sách mỏng dễ bị bong rời các trang, thiếu trang.

Sách giả thường in ấn kém chất lượng, sử dụng giấy in chất lượng thấp, không sử dụng các công nghệ in đặc biệt (ép nhũ, cán mờ,…); hoặc để cắt giảm chi phí in ấn tối đa, nhiều đơn vị làm sách giả thường chỉ scan/photo, gõ lại nội dung từ trong sách thật mà không qua các khâu kiểm duyệt và in đại trà dẫn đến việc phần chữ dù được xử lý lại nhưng quan sát kỹ vẫn thấy bị vỡ, nét đậm nhưng không sắc, đôi lúc bị đứt. Phần hình ảnh không được rõ ràng, bị nhòe, màu sắc không đồng đều (thường là đậm hơn so với sách thật) do dùng máy scan và xử lý lại để sắc nét.

Ông Ngô Chiến Sự, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học Cà Mau, hướng dẫn cách nhận biết SGK thật - giả.

“Từ năm 2020 trở đi, NXB Giáo dục Việt Nam đã dán tem định danh với các cuốn SGK do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành. Đối với sách giả, các mã tem được in cùng một mã số seri và không kích hoạt được”, ông Ngô Chiến Sự thông tin thêm.

Tuy nhiên, trong thực tế, dù biết đã mua nhầm sách giả, sách kém chất lượng, nhưng người mua thường có tâm lý ngại đổi trả. Để giúp khách hàng yên tâm hơn về chất lượng, ông Ngô Chiến Sự khuyến nghị: “Nên chú ý vào độ đậm và tính sắc sảo của chữ in, hình ảnh được in trên trang giấy, hay chất lượng giấy của sách, sẽ dễ dàng nhận biết cuốn nào là sách giả, cuốn nào là sách thật. Tốt hơn hết, thầy cô giáo, quý phụ huynh và học sinh nên mua sách tại các đơn vị trực thuộc NXB Giáo dục Việt Nam”.

Đối với sách giả, các mã tem được in cùng một mã số seri và không kích hoạt được.

 

Chị Nguyễn Thị Diễm (bìa trái), Khóm 6, Phường 6, TP Cà Mau, đến mua SGK cho con tại Công ty cổ phần Sách - Thiết bị trường học Cà Mau để tránh mua nhầm sách giả.

Nắm bắt nhu cầu thị trường và giá trị kinh tế, các đối tượng in lậu thường chào bán sách giả với chiết khấu cao (do không phải trả phí bản quyền, phí nhuận bút tác giả và trốn thuế - PV), thoả thuận với các đại lý, cửa hàng và nhà sách trên địa bàn nhận sách in lậu bán trà trộn với sách thật để lừa giáo viên, phụ huynh và học sinh, mang lợi nhuận cho các đối tượng, đồng thời làm mất uy tín của NXB Giáo dục Việt Nam.

Ông Ngô Chiến Sự kiến nghị: “Các ngành chức năng trong tỉnh cần có sự phối hợp kiểm tra các đơn vị phân phối, các nhà sách trên địa bàn tỉnh để kịp thời phát hiện vấn nạn SGK giả; đồng thời, có biện pháp xử lý mạnh tay các đơn vị vi phạm để không còn tình trạng sách giả tràn lan, nhằm bảo vệ quyền lợi của tác giả, thầy cô giáo và các em học sinh”./.

 

Quỳnh Anh - Băng Thanh

 

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
下一篇:Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu